Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì bền vững chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học.
Trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, cần tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn trường học; Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục; Tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình GDPT cấp tiểu học; Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và nội dung giáo dục “Địa phương em”; Triển khai giáo dục STEM; Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá.
Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp; củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục gồm có: Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Triển khai các giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1; Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Thực hiện hiệu quả lớp học linh hoạt, lớp ghép; Thực hiện đa dạng hóa các mô hình tổ chức dạy học.
Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo và giáo dục kỹ năng công dân số.
Tăng cường huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đẩy mạnh công tác truyền thông./.