DetailController

Tỉnh uỷ Hoà Bình

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2023

21/12/2022 00:00
Chiều 19/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2023. Các đồng chí: Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Lê Thành Long, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình

Năm 2022, bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các định hướng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp; các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổng kết và thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Tư pháp đã đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, đồng hành cùng cả hệ thống chính trị trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong năm, Bộ Tư pháp đã thẩm định 32 đề nghị xây dựng văn bản, 251 dự án, dự thảo VBQPPL; tổ chức Pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định 521 dự thảo; sở Tư pháp thẩm định 308 đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND và 4.675 dự thảo VPQPPL. Các bộ, ngành tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 12 luật, 06 nghị quyết và cho ý kiến đối với 14 dự án luật khác.Ở các địa phương, đã ban hành 3.948 VBQPPL (tăng 9,1% so với năm 2021); 2.739 VBQPPL cấp huyện; 778 VBQPPL cấp xã. Toàn ngành đã kiểm tra theo thẩm quyền 11.676 VBQPPL. Công tác quản lý Nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật (THPL) và xử lý vi phạm hành chính được tăng cường thông qua việc chú trọng tổ chức các hoạt động kiểm tra và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ đó, công tác tổ chức THPL được triển khai ngày càng nề nếp, bài bản, góp phần làm cho các VBQPPL sớm đi vào thực tiễn, có hiệu lực thi hành trong cuộc sống.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát yêu cầu đời sống thực tiễn, lấy người dân làm trung tâm, coi công tác PBGDPL là giải pháp thúc đẩy việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Năm 2022, cả nước đã tổ chức 549.271 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp, phát miễn phí hơn 62 triệu bản tài liệu tuyên truyền, PBGDPL. Cả nước có 9.938 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Công tác hòa giải đạt nhiều kết quả nổi bật, các hòa giải viên đã tiếp nhận 99.624 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành đạt 81,85%. Thể chế về thi hành án dân sự tiếp tục được hoàn thiện, góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch, quốc tịch chứng thực tiếp tục được tăng cường. Cả nước thực hiện được gần 9,6 triệu việc chứng thực hợp đồng, giao dịch, chữ ký và các văn bản thỏa thuận khác. Các tổ chức hành nghề công chứng đã công chức được gần 9 triệu hợp đồng, giao dịch, bản dịch và các loại việc khác, tăng 42,8% so với năm 2021, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hoặc nộp thuế hơn 406 tỷ đồng. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, các địa phương đã số hóa trên 29 triệu dữ liệu và chuyển vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên 22 triệu dữ liệu, hiện còn trên 62 triệu dữ liệu cần số hóa; có Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác kết quả linh vực Tư pháp trong năm 2022, tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị, giới thiệu mô hình, cách làm mới, hiệu quả; các khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm 2023; giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả ngành Tư pháp đã đạt được trong năm 2022. Định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về THADS, THAHC. Triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu về thi hành án dân sự. Tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, gành, địa phương trong hoạt động đầu tư quốc tế. Thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, xây dựng dựng đội ngũ công chức, viên chức tư pháp trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp. Thực hiện tốt các nhiệm vụ về CCHC, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp luật, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật. Làm tốt công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương…/.