DetailController

CNTT và Viễn Thông

Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

08/05/2024 16:55
Sau 10 năm thực hiện Kế hoạch số 121-KH/TU, ngày 05/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, nhận thức của cấp ủy các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lãnh đạo các tổ chức chính trị, xã hội, đội ngứ công chức, viên chức về vai trò, tầm quan trọng của Công nghệ thông tin được nâng lên rõ rệt.
Các địa phưng đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh phát triền ứng dụng CNTT trong toàn hệ thống các cơ quan Đảng, Mặt Trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội. Các cơ quan, đơn vị đã quan tâm đầu tư, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành góp phần vào cải cách hành chính trong Đảng, việc thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chương trình chuyển đối số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2015, định hướng đến năm 2030. Giai đoạn 2015-2020, kinh phí bố trí cho việc triển khai, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin khoảng trên 30 tỷ đồng, trong đó Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Tỉnh ủy Hòa Bình năm 2016 tổng kinh phí trên 165 tỷ đồng; Dự án đầu tư, mua sắm trang thiết bị điểm cầu trực tuyến tại Hội trường Tỉnh ủy năm 2018 tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chung của Tỉnh ủy, ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu văn bản lưu trữ cho các cơ quan, các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị xã hội và phần mềm số hóa, tra cứu, khai thác tài liệu, tổng kinh phí trên 19 tỷ đồng; kinh phí sửa chữa thay thế thiết bị tin học 600 triệu đồng. Giai đoạn 2021-2025, kinh phí khoảng trên 5,6 tỷ, trong đó kinh phí lắp đặt phòng trực tuyến cho 3 đảng bộ (Đảng ủy Khối, Quân sự, Công an) trên 3,4 tỷ đồng; kinh phí đầu tư xây dựng phòng họp Ban Thường vụ, Ban chấp hành không giâý tờ 850 triệu đồng; kinh phí dịch vụ VNPT i-office 400 triệu; kinh phí thuê đường truyền Trực tuyến 180 triệu đồng; kinh phí nâng cấp bảo trì hệ thống trực tuyến 250 triệu đồng; kinh phí nâng cấp mạng, wifi 45 triệu đồng; kinh phí mua máy tính 70 triệu đồng; kinh phí sửa chữa thay thế thiết bị tin học 400 triệu đồng. Tổng kinh phí 10 năm khoảng trên 45,5 tỷ đồng.

Kế thừa và phát huy cơ sở hạ tầng từ các dự án tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng tỉnh giai đoạn 2010-2015 (Đề án 06) và giai đoạn 2015-2020 (Chương trình 260) đã triển khai và đưa vào vận hành, đến nay cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy; kết nối mạng thông tin diện rộng của Đảng với băng thông rộng, kết nối Internet có quản lý và kết nối hệ thống hội nghị trực tuyến qua mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Trung tâm dữ liệu chung của Tỉnh ủy được triển khai và đưa vào sử dụng từ năm 2020 bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn Tier II phù hợp với đặc thù của các cơ quan đảng, quản lý tập trung, tích hợp an toàn các kho dữ liệu dùng chung, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống thông tin, các dịch vụ CNTT và truyền thông cho Tỉnh ủy và các cơ quan đảng từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, an toàn an ninh thông tin; tích hợp phần mềm số hóa với công nghệ nhận dạng và bóc tách dữ liệu (OCR). 

Bên cạnh đó, mạng diện rộng các cơ quan Đảng tỉnh Hòa Bình được tổ chức lại các kết nối, định tuyến theo mô hình mạng 2 cấp nhằm tối ưu hóa cấu trúc, đảm bảo hệ thống mạng thông suốt, thuận tiện cho việc cập nhật, khai thác thông tin, quản trị hệ thống, đồng thời nâng cao khả năng an toàn, an ninh thông tin mạng, tuân thủ theo kiến trúc CNTT và truyền thông thống nhất trong các cơ quan Đảng theo quy chuẩn của Trung ương. Mạng Internet được kết nối, quản lý riêng biệt đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Đầu tư trang bị và đưa vào sử dụng từ năm 2017, được kết nối liên thông 4 cấp, từ Trung ương tới cấp xã, kết nối mở rộng tới các đảng ủy trực thuộc và một số cơ quan, đơn vị khối nhà nước (Kho Bạc Nhà nước tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh....) đảm bảo tổ chức các Hội nghị của Trung ương, Tỉnh ủy,...ổn định về âm thanh, hình ảnh. Triển khai dịch vụ hệ thống phần mềm, cơ sở hạ tầng phòng họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh không giấy tờ. Hệ thống phần mềm phòng họp không giấy tờ thuận tiện, đồng thời nâng cao công tác quản lý nhà nước, rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy, đẩy nhanh hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí, giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Tỉnh ủy kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt phần mềm tích hợp ghi âm, chuyển giọng nói thành văn bản thuận tiện cho việc tổng hợp kết luận, biên bản sau mỗi hội nghị.

Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng phần mềm kiểm phiếu Đại hội Đảng bộ các cấp tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025”, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và đúng theo quy chế bầu cử trong Đảng.  Chữ ký số chuyên dùng được triển khai và đưa vào sử dụng đảm bảo đúng quy định. 100% cơ quan, đơn vị từ tỉnh tới cấp xã, phường, thị trấn đã triển khai Chữ kỹ số tích hợp vào phần mềm để trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng. Triển khai lắp đặt thiết bị bảo mật của Ban Cơ yếu Chính hủ cho hệ thống truyền hình hội nghị của các cơ quan Đảng tỉnh phục vụ các cuộc họp có nội dung mật của Trung ường và của tỉnh . Công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin tuân thủ theo quy chế quản lý, sử dụng và bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng, khôgn kết nối mạng máy tính nội bộ với mạng Internet, triển khai tường lửa, phần mềm phòng chống virus có bản quyền và sử dụng thiết bị lưu giữ an toàn DC02 của Ban Cơ yếu Chính phủ. Mua mới, nâng cấp máy tính, thiết bị mạng, trang thiết bị cho người dùng: Hằng năm các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT từ ngân sách, kịp thời thay thế, bổ sung, nâng cấp hệ thống máy, thiết bị công nghệ thông tin xuống cấp, lỗi thời đảm bảo hệ thống mạng, máy tính hoạt động phục vụ tốt cho cán bộ, chuyên viên tác nghiệp vào công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng, ban hành các quy chế, quy định về quản lý, vận hành, khai thác hệ thống mạng máy tính, trung tâm tích hợp dữ liệu, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng. Tăng cường kiểm tra; tiếp tục đưa kết quả thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT vào các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân, làm cơ sở cho việc xem xét khen thưởng, kỷ luật. 100% các cơ quan hoàn thiện hạ tầng chứng thực chữ ký số và các ứng dụng, văn bản liên quan bảo đảm việc chứng thực, quản lý, sử dụng, đăng ký thuận tiện, nhanh chóng, đúng quy định. Tăng cường trao đổi thông tin trên mạng diện rộng của Đảng, mạng Internet sử dụng chữ ký số; hoàn thiện quy trình lưu trữ hồ sơ điện tử. Thực hiện việc chuyển tài liệu đã số hóa, cập nhật vào cơ sở dữ liệu phục vụ yêu cầu khai thác, tra cứu, dần hình thành các kho dữ liệu dùng chung trong mạng nội bộ. Nâng cao tỉ lệ xử lý công việc thông qua phần mềm xử lý văn bản và thư điện tử. Chủ động, nghiên cứu, đề xuất xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công việc, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo các cấp ủy. Đầu tư các thiết bị, phần mềm bản quyền, giải pháp bảo mật và thực hiện công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho hệ thống mạng máy tính nội bộ và mạng Internet. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật; kỹ năng sử dụng các ứng dụng trên mạng thông tin diện rộng của Đảng và mạng Internet bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các cơ quan Đảng. Nâng cấp trang thiết bị CNTT thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu cho cán bộ, công chức các cấp. Thực hiện số hóa dữ liệu văn bản lưu trữ cho các cơ quan, các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị xã hội tại kho lưu trữ lịch sử Tỉnh ủy./.