DetailController

Quốc phòng - An ninh

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022

08/07/2022 00:00
Ngay từ đầu năm 2022, việc kiện toàn và phân công trách nhiệm cho từng thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh được quan tâm triển khai thực hiện. Công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu.
Khi có thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương chủ động huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả giông lốc, mưa lũ, sạt lở đất thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”

6 tháng đầu năm 2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành các 02 Công điện, 02 Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo cho công tác phòng ngừa thiên tai năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó thiên tai theo nội dung tại Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và phương án ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt. Phê duyệt 02 quyết định gồm Phương án đảm bảo an toàn các trọng điểm xung yếu đê điều trong mùa mưa lũ năm 2022; “quy định tiêu chí đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm tra công tác Phòng chống thiên tai và đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập và các khu dân cư năm 2022 tại các địa phương và đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập và các khu dân cư năm 2022, đồng thời ban hành công văn yêu cầu các huyện, thành phố; các Sở, ngành trong tỉnh triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống thiên tai và đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập và các khu dân cư năm 2022.

Khi có thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã yêu cầu chính quyền địa phương chủ động huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả giông lốc, mưa lũ, sạt lở đất thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở, khu vực ngầm bị ngập nước cấm các phương tiện giao thông và người di chuyển qua lại; thường xuyên cử người xuống các xã để hướng dẫn, chỉ đạo sơ tán, di chuyển dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở đảm bảo an toàn cho người dân; huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác khắc phục. Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh bám sát địa bàn, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong toàn tỉnh trong công tác ứng phó, phòng, chống với thiên tai; qua đó đã giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh. Thời điểm Công ty Thuỷ điện Hoà Bình mở cửa xả lũ, công tác triển khai đảm bảo an toàn hạ du trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã có hơn 200 lượt người/ngày được huy động như lực lượng xung kích, dân quân tự vệ, công an... tham gia bảo đảm an toàn, canh gác bảo vệ đê điều, giúp đỡ người dân, không để người dân xuống tắm.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 04 công trình và 04 mục hỗ trợ kinh phí di dân sửa chữa nhà ở. Trong đó 04 công trình đã thi công (03 công trình đã hoàn thành 100% khối lượng; 01 công trình thi công đạt 60% khối lượng). 04 mục hỗ trợ kinh phí di dân sửa chữa nhà ở, hiện đã có thành phố Hoà Bình, huyện Lạc Sơn, huyện Tân Lạc thực hiện chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai đạt 100% giá trị vốn cấp, huyện Kim Bôi đã chi trả cho các hộ dân đạt 36,36% giá trị vốn cấp. Đối với gia đình có người mất, bị thương, lãnh đạo chính quyền địa phương đã đến tận nơi phúng viếng, thăm hỏi, động viên gia đình. Các khu vực có nguy cơ mất an toàn được các địa phương quan tâm rà soát, cảnh báo đến người dân khi có mưa to phải sơ tán đến nơi an toàn, nâng cao nhận thức, tuyên truyền các biện pháp phòng chống thiên tai đến người dân nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do thiên tai gây ra. Các công trình được đầu tư sửa chữa, người dân được nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác hại và cách phòng tránh thiên tai, góp phần tăng khả năng phòng tránh khi có thiên tai tai xảy ra tại các địa phương, người dân yên tâm ổn định đời sống và sản xuất./.