DetailController

Tin từ các đơn vị

Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống

25/05/2021 00:00
Những năm qua, tỉnh ta luôn đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thông qua các mô hình sản xuất tiên tiến cho thấy sự hợp lý hóa trong công tác tổ chức quản lý; trình độ, ý thức và tinh thần làm việc của người lao động ngày càng nâng cao. Năm 2020, năng suất lao động đạt 8,33%, tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 30,24%. Đây là những đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế- xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.
Trong 10 năm, ngành khoa học và công nghệ đã chuyển giao 42 quy trình công nghệ; xây dựng 38 mô hình sản xuất, trình diễn.

Trong giai đoạn 2011-2020, ngành khoa học và công nghệ tỉnh đã triển khai nghiên cứu 186 đề tài tập trung vào các lĩnh vực đặc thù, thế mạnh; 4 nhiệm vụ cấp quốc gia, 17 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyên giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn. Các mô hình được nghiên cứu, triển khai đều bám sát vào nhu cầu cần thiết và cấp bách của địa phương, tạo dựng mối liên kết 4 nhà: Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Từ đó, hình thành tập quán canh tác theo kỹ thuật tiên tiến, có tính nhân rộng, tạo sinh kế bền vững cho người dân, giúp họ khắc phục những khó khăn, tăng thu nhập. Trong 10 năm, đã có 42 quy trình công nghệ được nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao; xây dựng 38 mô hình sản xuất, trình diễn; tập huấn cho hơn 1.000 lượt nông dân để hình thành tập quán canh tác tiên tiến. Đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thiện chính sách và hành lang pháp lý để khuyến khích, ứng dụng rộng rãi kết quả khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Đối với nông nghiệp, những nghiên cứu trong giai đoạn này đã tập trung vào con giống, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu lại bệnh dịch và phù hợp với sinh thái của địa phương. Nhiều mô hình sản xuất tiến tiền hình thành và mở rộng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn. Tiêu biểu như sản phẩm: Bưởi Tân Lạc đã được bảo hộ Nhãn hiệu tập thể, diện tích trồng hơn 1.180 ha, doanh thu mỗi năm đạt 180 tỷ đồng; Cam Cao Phong được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, diện tích trồng đạt trên 2.000 ha, thu nhập trung bình từ 500-700 triệu đồng/ha. Hiện nay, có một số doanh nghiệp lớn kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh, không chỉ dừng ở miền Bắc, các sản phẩm đã vươn tới các tỉnh phía Nam.

Đối với khoa học kỹ thuật, công nghiệp, các đề tài tập trung vào  đề tài tập trung vào nghiên cứu sử dụng vật liệu xây dựng, phân bón, chế biến thực phẩm hoặc ứng dụng công nghệ để xây dựng Atlat điện tử phục vụ công tac quy hoạch, quản lý hệ thống tưới tiêu trên địa bàn huyện Lương Sơn và Cao Phong,… góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chuyên ngành và đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, trong lĩnh vực y dược, thành công của ngành khoa học và công nghệ trong nghiên cứu thành phần hóa học, đánh giá hoạt tính sinh học một số hợp chất tồn tại trong cây xạ đen đã giúp nâng cao năng lực điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân. Nghiên cứu này đã được chuyển giao công nghệ cho Công ty cổ phần nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình để xản xuất ra các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Xác định khoa học công nghệ là đòn bẩy để phát triển kinh tế- xã hội, tỉnh ta đã và đang chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống. Từ các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, tỉnh tập trung xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể, hỗ trợ cính sách pháp lý nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư cho khoa học, công nghệ; đẩy mạnh ứng dung, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, đảm bảo phát triên kinh tế- xã hội, và củng cố an ninh, quốc phòng; đổi mới căn bản giáo dục vào đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư./.