DetailController

Đoàn đại biểu quốc hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

27/09/2022 00:00
1. Cử tri kiến nghị: “Cử tri phản ánh, việc thực hiện bố trí 01 biên chế giáo viên ở các Trường Tiểu học, THCS hoặc Trường Trung học phổ thông có nhiều cấp học làm nhiệm vụ trực tại các Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn hiện nay còn bất cập, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ định mức giáo viên/lớp giao cho các trường. Mặt khác, hiệu quả giảng dạy thực tế tại các Trung tâm học tập cộng đồng cũng không cao. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất tuyển dụng giao chỉ tiêu riêng hoặc biệt phái hoàn toàn đối với giáo viên làm nhiệm vụ tại các Trung tâm học tập cộng đồng để đảm bảo tỷ lệ định mức giáo viên cho các trường và phát huy hiệu quả giảng dạy tại các Trung tâm học tập cộng đồng”.

Trả lời:

Tại Văn bản số 4155/BGDĐT-NGCBQLGD  ngày 26/8/2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 (QĐ số 09/2008/QĐ BGDĐT) Ban hành quy chế chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại phường, thị trấn và Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 việc sửa đổi, sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo QĐ 09/2008/QĐ-BGDĐT quy định: “Căn cứ nhu cầu thực tế và nguồn lực của giáo viên ở phương phòng GDĐT xem xét quyết định việc bố trí giáo viên trường tiểu hoặc trường trung học cơ sở làm việc tại trung tâm học tập cộng đồng, sau khi đã có kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân huyện”. Do đó, Ủy ban nhân dân các cấp cần căn cứ điều kiện thực tế để bố trí, xếp giáo viên làm việc tại các Trung tâm học tập cộng đồng.

2. Cử tri kiến nghị:Việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn tổ hợp cấp THCS như Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, bất cập do một môn học mà có đến 2 hoặc 3 giáo viên cùng dạy. Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tiến tới Bộ sẽ tiến hành đào tạo để một giáo viên có thể đảm nhiệm dạy hết các lĩnh vực của môn học. Tuy nhiên, đối với giáo viên cao tuổi thì việc đào tạo để đạt yêu cầu dạy 2 môn học này sẽ rất khó khăn và không đảm bảo chất lượng. Do vậy, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiên cứu có cơ chế điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả, chất lượng trong giảng dạy”.

Trả lời:

Tại Văn bản số 4136/BGDĐT-NGCBQLGD  ngày 26/8/2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Trước mắt, việc bố trí giáo viên dạy các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa trong Chương trình GDPT 2018 cần căn cứ vào tình hình thực tiễn về đội giáo viên của nhà trường, Hiệu trưởng phân công giáo viên dạy các phân môn trong môn học trên phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên và hoạch dạy học của nhà trường.

Hiện nay, Bộ GDĐT đã ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở môn Khoa học nhiên và môn Lịch sử và Địa lý. Vì vậy về dài hạn, các phương cần phối hợp với các trường sư phạm để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên để có đảm nhiệm toàn bộ các phân môn trong 2 môn học trên. Các địa phương chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn giáo viên để tham gia bồi dưỡng theo nhu cầu thực tiễn của địa phương và bảo đảm yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018.

3. Cử tri kiến nghị:Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, nghiên cứu đề xuất bố trí định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phù hợp với đặc thù ở các tỉnh miền núi nơi các trường có nhiều điểm trường lẻ ở xa trường trung tâm, số học sinh/lớp ít nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh và đáp ứng tốt chương trình giáo dục hiện hành”.

Trả lời:

Tại Văn bản số 4156/BGDĐT-NGCBQLGD  ngày 26/8/2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Hiện nay, Bộ GDĐT đang hoàn thiện dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập để xin ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ, trước khi ban hành. Dự kiến Thông tư sẽ được ban hành vào tháng 11/2022. Trong dự thảo Thông tư, Bộ GDĐT đã chia vùng để quy định định mức giáo viên/số lượng học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, miền.

4. Cử tri kiến nghị: “Đối với các tỉnh miền núi, địa bàn khó khăn việc bố trí nguồn lực tài chính để chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học theo quy định tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là rất khó khăn. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giảng dạy, hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, nghiên cứu đề xuất Chính phủ có chính sách ưu tiên hỗ trợ nguồn ngân sách đối với xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đang triển khai”.

Trả lời:

Tại Văn bản số 4266/BGDĐT-CSVC ngày 31/8/2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Việc bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục, trước hết là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, được qui định tại điểm b khoản 5 Điều 105 Luật số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, giao tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 2025, cụ thể mức vốn cho từng Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021 giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương bao gồm: tổng số vốn ngân sách địa phương, chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách trung ương từng dự án của từng địa phương.

Đối với việc hỗ trợ giáo dục vùng đồng bảo dân tộc và miền núi, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trong đó có Dự án 5 (Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) với nguồn ngân sách trung ương dự kiến là 19.403,33 tỷ đồng (vốn đầu tư là 6.372,233 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 13.031,09 tỷ đồng); trong đó, Tiểu dự án 1 (Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bảo dân tộc thiểu số) với nguồn ngân sách trung ương dự kiến là 8.351,780 tỷ đồng (vốn đầu tư là 6.372,233 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.979,547 tỷ đồng).

Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện các Chương trình tại địa phương, bảo đảm các cấp chính quyền dành kinh phí thỏa đáng để đầu tư cho giáo dục./.