DetailController

Tin từ các đơn vị

100% Uỷ ban nhân dân các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh tại địa phương

26/03/2020 00:00
Theo thông tin từ Sở Y tế, năm 2020, ngành Y tế Hòa Bình đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Phát hiện và xử lý kịp thời ca bệnh đầu tiên, giảm số người mắc và tử vong do một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, khống chế kịp thời không để dịch bùng phát. Tăng cường năng lực hệ thống giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các tuyến. Tiến tới loại trừ bệnh sốt rét. Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp. Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: truyền thông, chia sẻ thông tin, tổ chức triển khai các hoạt động chủ động phòng chống dịch, kiểm tra, giám sát hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương. Đảm bảo về nhân lực, trang thiết bị cần thiết, tại chỗ; sẵn sàng ứng phó một cách có hiệu quả khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh. Triển khai có hiệu quả chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Phấn đấu, 100% Uỷ ban nhân dân các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại địa phương. 100% ca bệnh, vụ dịch mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời, đặc biệt là bệnh nhóm A.  100% cán bộ làm công tác phòng, chống dịch được cập nhật kiến thức mới về giám sát và phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm qua nhiều kênh thông tin: tập huấn, văn bản, internet,...  100% các huyện, thành phố thực hiện công tác truyền thông về bệnh Dại. Đảm bảo cung ứng nguồn vắc xin Dại không để xảy ra trường tử vong do Dại.  Không để dịch lớn xảy ra, giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi và bệnh sốt rét.  100% các huyện, thành phố đảm bảo kinh phí, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị, hóa chất đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch.  100% Trạm y tế xã thực hiện công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp.  100% các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh thực hiện khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm trực tuyến theo quy định của Bộ Y tế.  100% các điểm được chỉ định phun tẩm có cán bộ tuyến tỉnh giám sát;  100% các Trạm Y tế xã, phường được giám sát về công tác phòng chống & loại trừ sốt rét ít nhất 1 lần/năm;  Giám sát dịch sốt rét từ 2 đợt/năm tại nơi có ký sinh trùng, nơi có nguy cơ cao về bệnh sốt rét;  100% các Trạm Y tế được giám sát vector để phát hiện muỗi truyền bệnh ở vùng nguy cơ cao;  Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt.  Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh.  Tỷ Lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin 8 bệnh ( lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95%. - ≥75% số trẻ sơ sinh trong tỉnh, đủ tiêu chuẩn qua khám phân loại được tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh.  Tiêm đủ vắc xin uốn ván (UV2+) cho phụ nữ có thai đạt ≥90%.  Triển khai tiêm nhắc lại vắc xin ( DPT4) cho trẻ tỷ lệ ≥90%.  Triển khai tiêm vắc xin sởi – Rubella cho trẻ 18 tháng tuổi đạt tỷ lệ ≥95%.  Triển khai tiêm vắc xin VNNB B cho trẻ em: 2 mũi (mũi 1 và mũi 2) cho trẻ 1 tuổi và mũi 3 cho trẻ 2 tuổi đạt ≥ 90%.  Triển khai một mũi IPV trong TCMR đạt ≥95 %. Triển khai tiêm vắc xin ComBe Five trong TCMR.  Giảm tỷ lệ mắc các bệnh/100.000 dân. + Sởi >2/100.000 dân + Bạch hầu: >0,02/100.000 dân. + Ho gà: >0,2/100.000 dân.  Triển khai có hiệu quả chiến dịch tiêm vắc xin Sởi- Rubella cho đối tượng có nguy cơ.

Với các giải pháp cụ thể như: Tổ chức, chỉ đạo điều hành; chuyên môn kỹ thuật; truyền thông, giáo dục sức khỏe; đầu tư nguồn lực; phối hợp liên ngành; nghiên cứu khoa học; kiểm tra, giám sát. Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng chống dịch, tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.  Tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác phòng chống dịch, không để dịch bệnh bùng phát, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm và mới nổi (cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), MERS-CoV, Ebola, Covid-19 ...).  Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chống bệnh dịch, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra.  Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo hướng tiếp cận “Một sức khỏe”.  Tăng cường chỉ đạo việc thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh.  Tổ chức tốt hệ thống cấp cứu, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng khu vực cách ly, các đội cấp cứu lưu động tăng cường công tác phòng chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm giảm đến mức tối đa số mắc và tử vong.  Tăng cường chỉ, đạo giám sát, kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ tuyến dưới. Tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thống kê báo cáo, hướng dẫn sử dụng hệ thống báo cáo điện tử cho tuyến huyện, xã.  Tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bổ sung kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh.  Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và người dân và cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất .

Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng chống dịch năm 2019, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch năm 2020.  Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại địa phương, kịp thời đáp ứng với các tình huống về dịch bệnh.  Tăng cường giám sát bệnh chủ động tại cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, xử lý ổ dịch triệt để nhằm hạn chế lây lan và không để bệnh dịch lan rộng, bùng phát. Tập trung các dịch bệnh nguy hiểm như MERS-CoV, Covid-19, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), dịch hạch, ... và các bệnh có nguy cơ mắc cao như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, sốt rét, dại, liên cầu lợn, ...  Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% quy mô xã, phường trên phạm vi toàn quốc.  Thực hiện giám sát dựa vào sự kiện (EBS) và hướng dẫn tuyến huyện, xã theo yêu cầu/hướng dẫn của Bộ Y tế.  Phối hợp chặt chẽ với ngành thú y trong việc chủ động giám sát, chia sẻ thông tin và tổ chức các hoạt động phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người, theo hướng tiếp cận Một sức khỏe (One Health).  Đánh giá nguy cơ về dịch bệnh và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch.  Duy trì, kiện toàn các đội cơ động chống dịch bệnh tỉnh, huyện có đủ năng lực và trang thiết bị sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch, hỗ trợ tuyến trước khi có dịch bệnh xảy ra.  Triển khai áp dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm.  Tổ chức tập huấn cho các cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch (cán bộ giám sát, xét nghiệm, cấp cứu điều trị bệnh nhân, xử lý ổ dịch, truyền thông).  Chuẩn bị sẵn sàng phương án, kế hoạch phối hợp, ứng phó theo tình huống nếu xảy ra dịch bệnh lớn hoặc xảy ra đại dịch, các tình huống nguy cơ về y tế công cộng.  Tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.  Đẩy mạnh công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015.