DetailController

Chỉ đạo điều hành

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ 1/25.000 đến năm 2045

03/05/2024 16:30
Ngày 02/5, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 743/QĐ-UBND Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Lạc,
tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ 1/25.000 đến năm 2045.

Theo đó, phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ 1/25.000 đến năm 2045, như sau:

Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tỷ
lệ 1/25.000 đến năm 2045.

Đơn vị tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính của
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 xã và 01
thị trấn. Ranh giới xác định: Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc; Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn; huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa. Phía Đông giáp huyện Cao Phong. Phía Tây giáp huyện Mai Châu; huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa.

 Quy mô lập quy hoạch: Quy mô diện tích: 53.085,75 ha.  Quy mô dân số hiện trạng năm 2022: 88.573 người.

 Thời hạn quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2030. Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2045.

Mục tiêu: Cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số Quyết định số 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023.  Cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 (Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ), đảm bảo đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô thị và đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Khai thác có hiệu quả mối quan hệ vùng gắn với các trục hành lang Quốc
lộ 6, Quốc lộ 12B, các trục đường tỉnh 440, 435 và 436; các thế mạnh, tiềm năng
và lợi thế của vùng huyện Tân Lạc đảm bảo phát triển hài hòa bền vững giữa đô
thị và nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giai đoạn đến năm 2030, tập
trung đầu tư phát triển thị trấn Mãn Đức là đô thị loại IV, thành lập thị trấn Phong Phú và xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh. Tầm nhìn dài hạn, hình thành các đô thị mới Suối Hoa và Vân Sơn.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch tổ chức không gian đô thị, phát triển dân
cư, xây dựng mô hình phát triển không gian vùng huyện, phân cấp hệ thống đô
thị, xác định tính chất đô thị và lựa chọn mô hình phát triển đô thị. Đề xuất phân
bổ không gian phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và hệ thống hạ tầng
xã hội, các khu dân cư nông thôn. Trong đó xác định vùng động lực phát triển
kinh tế xã hội, góp phần phát triển kinh tế theo hướng cân bằng và bền vững

 Hình thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện gắn với các
thị trấn, trung tâm xã, các cụm công nghiệp gắn kết thuận lợi với hệ thống hạ tầng khung, đảm bảo phục vụ cho tiểu vùng trong huyện nhằm phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, gắn với vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn trong tiểu vùng.

 Là cơ sở để triển khai lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu
chức năng, quy hoạch xây dựng nông thôn. Làm tiền đề thu hút đầu tư, định hướng phát triển hợp lý các nguồn lực nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Tính chất: Là vùng huyện “Phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, công nghiệp địa phương; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình”.

 Chức năng:  Là đầu mối giao thương cửa ngõ vùng Tây Bắc, đóng vai trò quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây của tỉnh Hòa Bình gắn với liên kết phát triển du lịch, công nghiệp, đào tạo, khoa học công nghệ và đô thị. Có vị trí quan trọng trong phát triển Khu lịch quốc gia hồ Hòa Bình gắn
với khu vực Suối Hoa và Phú Vinh.  Là khu vực phát triển du lịch văn hóa, sinh thái gắn với cộng đồng bản địa; khu vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Mường Bi; khu vực bảo vệ hệ sinh thái rừng và các không gian tự nhiên ven lòng hồ; bảo vệ nguồn nước mặt hồ Hòa Bình.

Kinh phí lập quy hoạch: 2.259.187.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ, hai trăm
năm mươi chín triệu, một trăm tám mươi bảy nghìn đồng).  Nguồn vốn thực hiện: Nguồn ngân sách huyện Tân Lạc và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Thời gian thực hiện lập quy hoạch: Không quá 12 tháng sau khi Nhiệm
vụ quy hoach được phê duyệt (Không kể thời gian đấu thầu; lấy ý kiến, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch)./.