ListNewByCategory

Đà Bắc: Phấn đấu đến năm 2030 diện tích chè toàn huyện đạt khoảng 128 ha

(04/07/2024)
Nhằm cụ thể hóa các nội dung tại Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa; phù hợp với truyền thống sản xuất, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Đà Bắc đã ban hành Kế hoạch thực hiện Phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn 2024 – 2030.

Phấn đấu năm 2025 diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 62.000 ha

(27/06/2024)
6 tháng đầu năm 2024, công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt, chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng kém sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường quản lý chất lượng giống, vật tư đầu vào nông nghiệp. Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng.

Phấn đấu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới được trên 5.500 ha rừng

(25/06/2024)
6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ cháy rừng ở các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn và Thành phố Hòa Bình, chức năng rừng sản xuất. Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu do đốt dọn thực bì sau khai thác rừng trồng dẫn đến cháy lan. Các đám cháy đã được phát hiện sớm, lực lượng Kiểm lâm đã tham mưu cho chính quyền địa phương huy động lực lượng tại chỗ chữa cháy kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, diện tích rừng bị cháy khoảng 8,89 ha và 01 người bị thiệt mạng do bị ngạt khói.

Ngành trồng trọt tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất và kiểm soát tốt sinh vật gây hại

(24/06/2024)
Tháng 6/2024, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng. Với nền nhiệt độ trung bình từ 30-39 độ C, các địa phương đã tranh thủ thu hoạch các loại cây trồng đã chín, giải phóng đất và tập trung làm đất chuẩn bị cho giao cấy vụ Mùa - Hè thu. Cây ăn quả có múi vừa phát triển thân lá, vừa phát triển quả. Được sự chỉ đạo sát sao của ngành Nông nghiệp và sự chủ động của bà con nông dân, do đó, tình hình sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

(20/06/2024)
Được sự chỉ đạo kịp thời của ngành Nông nghiệp tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chuyên môn và sự chủ động vào cuộc của các xã, thị trấn; huyện Lạc Sơn đã triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất Lúa kém hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu cây trồng lựa chọn chuyển đổi gắn với điều kiện thực tế địa phương. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý cấp và giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu trên địa bàn tỉnh

(19/06/2024)
Thời gian qua, sản xuất trồng trọt đã được các địa phương trong tỉnh chủ động tổ chức sản xuất linh hoạt, thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu, phù hợp với nhu cầu của thị trường, thực hiện quản lý tốt vùng trồng và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Chủ động phòng, chống châu chấu hại tre nứa và cây nông nghiệp

(19/06/2024)
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các loài châu chấu gây hại trên tre nứa và cây nông nghiệp phổ biến là loài châu chấu mía (Hieroglyphus tonkinensis). Theo kết quả điều tra phát hiện của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, loài châu chấu mía xuất hiện sớm hơn cùng kỳ năm 2023 gây hại trên rừng luồng, bương... với diện tích ảnh hưởng khoảng 7,0 ha tại huyện Tân Lạc, và Cao Phong (xóm Chiềng, xóm Mu xã Thung Nai, huyện Cao Phong; xóm Đạy, xóm Ong, xóm Thung xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc). Từ cuối tháng 4/2024, đàn châu chấu di chuyển xuống gây hại trên lúa, ngô (xóm Chiềng, xã Thung Nai); tuy nhiên đã được khoanh vùng và phòng trừ kịp thời không để lây lan trên diện rộng.

Hiển thị 17 - 24 of 366 kết quả.