ListNewByCategory

Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt trên 978 tỷ đồng

(30/11/2023)
Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt 978,45 tỷ đồng, tăng 10,01% so với năm 2022, đạt mục tiêu đề ra. Nhiều doanh nghiệp mới tiếp tục được xuất khẩu, năm sau nhiều hơn năm trước. Các sản phẩm xuất khẩu tiếp tục được đa dạng, chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì đã từng bước được nâng lên và phù hợp với thị hiếu của khách hàng tại các nước nhập khẩu.

Hiệu quả từ các giải pháp mới, nhằm đưa các đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng

(28/11/2023)
Hiện nay, nhiều đặc sản của tỉnh Hòa Bình được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, nhờ vào các giải pháp rất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính nhận diện thương hiệu. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã đẩy mạnh phát triển và quảng bá ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh tập trung xây dựng vùng sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn VieGAP, tiếp tục hướng tới xây dựng mã vùng trồng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh

(27/11/2023)
Năm 2023, được sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Triển khai thực hiện quyết liệt; tập trung xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hoặc theo thẩm quyền ban hành văn bản quản lý điều hành làm cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đảm bảo quy định.

Chú trọng phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh

(27/11/2023)
Cây ăn quả có múi (CCM) được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Hòa Bình. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, có điều kiện thâm canh cao như vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại các huyện: Tân Lạc, bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn. Nhờ áp dụng kỹ thuật tốt đã đem lại năng suất cao, góp phần ốn định cuộc sống cho người dân.

Năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đạt khoảng 1.500 ha

(27/11/2023)
Năm 2023, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đã được quán triển, triển khai đồng bộ tại các cấp chính quyền địa phương. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đặc biệt chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, thiếu nước sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp đã được các địa phương quan tâm triển khai, cụ thể hóa các giải pháp tại các đề án, kế hoạch của ngành.

Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới

(24/11/2023)
Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, với diện tích tự nhiên hơn 4.590 km2; dân số hiện nay trên 87 vạn người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống (các dân tộc như: Mường, Kinh, Tày, Dao, Thái, H’Mông,...). Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác. Những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân, kinh tế - xã h ội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững;... Những thành tựu đó có sự đóng góp công sức quan trọng của đồng bào DTTS, đặc biệt là trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sản lượng xuất khẩu Bưởi của tỉnh dự kiến tăng vọt so với năm 2022

(17/11/2023)
Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của tỉnh cho biết: Chỉ sau 1 năm xuất khẩu, Bưởi Diễn Yên Thủy, Bưởi đỏ Tân Lạc đã mở rộng được thị trường ở nước ngoài. Năm nay, sản lượng xuất khẩu dự kiến tăng vọt so với năm 2022. "Mùa vụ năm 2022, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi chủ yếu để chào hàng, thử nghiệm thị trường, sản lượng chỉ được hơn 10 tấn. Năm nay, hiện tại, đơn hàng xuất khẩu đã đăng ký lên tới 70 - 80 tấn"... Sau hơn 1 năm bưởi Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ, đây thực sự là cú hích khiến loại trái cây này được quan tâm nhiều hơn. Tại Hòa Bình, nhiều doanh nghiệp chủ động tìm đến các nhà vườn để liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu. Theo đó, cuối năm 2022, Hòa Bình chính thức xuất khẩu thành công Bưởi đỏ Tân Lạc, Bưởi Diễn Yên Thủy. Năm nay, để mở rộng vùng nguyên liệu xuất khẩu, Hòa Bình đã cấp thêm các mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu tại huyện Lương Sơn... Đến nay, Hòa Bình hiện có 3 huyện trồng bưởi tập trung để phục vụ các thị trường xuất khẩu, đặt kỳ vọng bưởi là loại trái cây mang lại nguồn thu lớn cho nông dân những năm tới đây. Cùng với các doanh nghiệp, chúng tôi đang tập trung hỗ trợ, tư vấn các nhà vườn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng các điều kiện xuất khẩu"…

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025

(17/11/2023)
Ngày 17/11, Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh giao ban chuyên đề “Tăng cường các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025”. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Tỉnh uỷ; cùng dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ.

Kết quả thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh năm 2023

(16/11/2023)
Năm 2023, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, động viên Nhân dân vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo", trong đó có công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh. Tích cực xây dựng, nhân rộng các mô hình điến hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống cho Nhân dân, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(14/11/2023)
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiếp tục có những kết quả tích cực. Xây dựng các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, kế hoạch, mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nông nghiệp

(13/11/2023)
Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Xác định được mục tiêu trên, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề găn với việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới

(13/11/2023)
Thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, 03 năm qua ngành Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương và các ngành đã chủ động thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, sản xuất phát triển quy mô và theo định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường; công tác tiêu thụ được liên kết; hoạt động sản xuất, cung ứng, kinh doanh, quảng bá vật tư nông nghiệp được kiểm tra, giám sát, đảm bảo các quy định của pháp luật, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị canh tác năm sau tăng cao hơn năm trước.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất

(10/11/2023)
Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, các địa phương đã phát huy được lợi thế của mình để phát triển kinh tế lâm nghiệp Nhiều chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU đến năm 2025 đã đạt và vượt. Tư duy, nhận thức về phát triển rừng, trồng rừng gỗ lớn ngày càng rõ nét, hiệu quả; lâm nghiệp của tỉnh đã phát triển theo đúng định hướng và bền vững, dần khai thác được giá trị to lớn của rừng, từng bước hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ hơn trong lâm nghiệp, từ trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng, chế biến lâm sản, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng. Đời sống người dân sống với rừng được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Đà Bắc

(06/11/2023)
Hiệu quả từ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) của huyện Đà Bắc được quan tâm phát triển, kinh tế hạ tầng được cải thiện đáng kể, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100 xã, thị trấn có Trạm Y tế, trong đó có 15/17 Trạm Y tế đạt Chuẩn quốc gia; 28/47 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 59,6%, có 594/655 số phòng học được kiên cố, đạt tỷ lệ 90,7%; 99,9% hộ dân được sử dụng điện; 90% số hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt tập hợp vệ sinh; đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện.

Tân Lạc: Vụ Đông xuân 2023 - 2024 phấn đấu diện tích gieo trồng đạt trên 7.500 ha

(02/11/2023)
Vụ Mùa - hè thu 2023, thời tiết thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sản xuất; bà con nông dân tranh thủ điều kiện sản xuất thuận lợi đã gieo trồng các loại cây trồng đảm bảo trong khung thời vụ; lựa chọn cơ cấu giống phù hợp, khắc phục kịp thời ảnh hưởng thiên tai. Công tác phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh trên vật nuôi được quan tâm, thực hiện tốt. Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Lạc diễn ra thuận lợi, năng suất đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Lương Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ Đông Xuân 2023 – 2024

(01/11/2023)
Vụ Mùa- Hè thu năm 2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Diện tích gieo trồng, sản lượng lương thực có hạt đạt 105,5% kế hoạch; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã và đang chuyển dịch theo hướng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa; công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi được quan tâm, đàn vật nuôi được duy trì và phát triển. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện; các chương trình, đề án, dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác phòng chống thiên tai được triển khai thực hiện tốt.

Hiển thị 141 - 160 of 811 kết quả.