DetailController

Tin Nông nghiệp - Nông thôn

Yên Thủy: Phấn đấu vụ Đông xuân 2023-2024 tổng diện tích gieo trồng đạt trên 7.300ha

15/12/2023 16:43
Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thủy, sản xuất vụ Mùa – Hè Thu năm 2023 diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi, các chỉ tiêu sản xuất cơ bản đạt và vượt so với cùng kỳ. Năng suất sản lượng cây lương thực có hạt đạt và vượt so với kế hoạch. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện tăng đàn về gia cầm và được giá. Tận dụng mặt nước nuôi thủy sản tại các đập, hồ chứa đảm bảo kế hoạch đề ra; Diện tích rùng trồng mới tập trung tăng 771,68 ha và đã trồng được trên 65 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại phục vụ tết trồng cây. Chăm sóc bảo vệ rừng được các địa phương quan tâm, góp phần duy trì độ che phủ rừng 42%. Chủ động cơ cấu lại ngành nông nghiệp, liên kết tiêu thụ nông sản được thực hiện có hiệu quả. Quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm được tăng cường. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm duy trì tốt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa có hiệu quả kinh tế cao.
Yên Thủy tập trung phát triển vùng trồng bưởi Diễn cho thu nhập khá

Kế hoạch sản xuất vụ Đông 2023, diện tích gieo trồng là 881 ha cây vụ đông, tập trung vào một số cây chủ yếu: Ngô khoảng 441ha. Sử dụng giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn và ngô nếp, ngô ngọt, ngô sinh khối có năng suất và phẩm chất cao, có liên kết tiêu thụ ổn định; Khoai lang khoảng 156 ha; rau đậu các loại 281,5 ha trong đó tập trung vào một cố loại rau có thế mạnh như các loại rau họ thập tự; bí xanh (vụ sớm), dưa chuột, bí đỏ; còn lại là diện tích cây hoa màu khác.

Đến nay toàn huyện trồng được 827,5 ha đạt 93,86% Kế hoạch, trong đó bao gồm: 443,5 ha ngô; 146,5 ha khoai lang và 236,5 ha rau, đậu các loại và cây hàng năm khác. Các xã, thị trấn cần chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng diện tích rau các loại, đảm bảo diện tích cây vụ Đông theo kế hoạch đề ra.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, dự báo mùa Đông 2023-2024 sẽ ấm hơn so với trung bình nhiều năm. Thời kỳ đầu mùa Đông năm 2023-2024, không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu, rét đậm và rét hại có thể xuất hiện muộn; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng ít hơn so với trung bình nhiều năm. Các đợt rét đậm, rét hại có xu hướng không kéo dài. Để chủ động ứng phó với các hình thái thời tiết nêu trên, khuyến cáo người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin dự báo khí tượng thủy cho người dân, chỉ đạo hướng dẫn công tác phòng, chống thiên tai dông, lốc, sét, mưa đá... Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch bệnh gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao; sâu bệnh ở cây lúa và cây màu đa dạng, phức tạp, khó lường sẽ gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy cần bố trí thời vụ, cơ cấu giống để đảm bảo lúa trỗ tập trung vào thời điểm tối ưu nhất. Tập trung chỉ đạo sản xuất đạt các chỉ tiêu kế hoạch trên cả ba mặt diện tích, năng suất và sản lượng theo kế hoạch đã đề ra.

Vụ Đông xuân 2023-2024, dự kiến toàn huyện Yên Thủy có diện tích gieo trồng lớn 7.355 ha, nhiều loại cây trồng có thể thâm canh cho năng suất cao, quyết định đến kết quả sản xuất cả năm; do đó cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu vụ để đạt kết quả toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị nông sản. Tập trung chỉ đạo chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, diện tích đất không chủ động nước sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, cây có khả năng chịu hạn; Tăng cường hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư thâm canh và quản lý chặt chẽ việc kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất. Làm tốt thủy lợi nội đồng, chủ động tưới tiêu, chỉ đạo chặt chẽ dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng với phương châm phòng là chính. Chủ động việc dự trữ thức ăn, phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết;  kiểm soát, phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Tiếp tục quản lý tốt quy hoạch 3 loại rừng, đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, đúng mực đích, hiệu quả. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh phương án bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng; bố trí lực lượng, chuẩn bị tốt hiện trường, trang thiết bị sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Tăng cường công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Đẩy mạnh thực hiện Đề án số 03/ĐA-TU và kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và an toàn thực phẩm; vận dụng hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; sản xuất theo hướng ATTP, VietGAP... Các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn cần tăng cường công tác thúc đẩy sản xuất, xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản tại địa phương.