Đến nay toàn huyện có 39 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Toàn huyện có 223 ha cây trồng được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ (129 ha bưởi, 74 ha bí xanh, 20 ha cây trồng khác). Đến giữa tháng 10, toàn huyện đã thu hoạch xong, diện tích lúa mùa đạt khoản 2.600 ha, diện tích ngô đã thu 937 ha đã thu hoạch xong, năng suất đạt 42,8 tạ/ha, sản lượng đạt 4.010,36 tấn; Khoai lang 120 ha đã thu xong, Lạc 295 ha đã thu hoạch xong; Diện tích Rau, đậu các loại thu hoạc 365/ 501,41ha…Cùng với đó, đến giữa tháng 10/2023, toàn huyện trồng được hơn 525,7ha cây vụ đông, trong đó bao gồm: 310 ha ngô; 85,5 ha khoai lang; 130,2 ha rau, đậu các loại...
Nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, huy động tối đa nguồn lực phát triển nông nghiệp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ, Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 28/12/2022 của Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn huyện Yên Thủy. Trong đó, huyện đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản: Giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân từ đạt 7-8%/ năm; Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5-6%/năm; Mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 3%/năm. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 75,5%. Tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 80%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 48%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 45%. Toàn huyện có 36 HTX nông nghiệp trở lên; số thành viên tăng 2-3 %/năm. Toàn huyện có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 30% số xã đạt NTM nâng cao. Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 5% so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 42%, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 2.300 ha.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản đạt 6,5%/năm; Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 6,5-7%/năm; Toàn huyện có 39 HTX nông nghiệp trở lên; doanh thu bình quân tăng 6-8%/năm; số thành viên tăng 2-4 %/năm; Toàn huyện có ít nhất 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% xã đạt NTM kiểu mẫu; xây dựng xã NTM thông minh; Thị trấn Hàng Trạm đạt đô thị văn minh. Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 42%, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 1.000 ha.
Trong đó, huyện tập trung phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo an ninh lương thực; nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung an toàn sinh học, đẩy mạnh cải thiện chăn nuôi nông hộ. Hình thành khu, vùng chăn nuôi tập trung, khép kín, xa khu dân cư, liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản chủ lực của huyện thông qua liên kết sản xuất tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa lớn và được tiêu thụ tại các thị trường lớn trong và ngoài huyện. Phát triển làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý đủ sức cạnh tranh, thích hợp với điều kiện của từng địa phương; gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề để làm nòng cốt cho sự phát triển, ưu tiên những ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Đi đôi với đó là hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tiếp tục tổ chức lại sản xuất, liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; tạo điều kiện thu hút và phát triển các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò hạt nhân liên kết với nông dân, dẫn dắt chuỗi giá trị và phát triển thị trường đảm bảo phát triển vững chắc, hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp - nông dân - xã hội; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, trọng tâm là hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trở thành hạt nhân nòng cốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, làm hình mẫu cho các vùng chuyên canh như: Mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng, nông nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tuần hoàn, bền vững trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tập trung; sản xuất nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp công nghiệp (chế biến, tái chế phế, phụ phẩm nông nghiệp…) đối với các sản phẩm chủ lực tại các vùng sản xuất tập trung có đủ điều kiện; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp trải nghiệm du lịch, dịch vụ; các mô hình nông nghiệp tiết kiệm tài nguyên và giảm thải ô nhiễm môi trường, khai thác hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Bên cạnh đó, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp; Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động dịch vụ, phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; Phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo việc làm cho lao động nông thôn; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai…/.