Hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện theo các quy hoạch được duyệt, cơ bản đồng bộ, thông suốt. Đến năm 2020, tổng chiều dài mạng lưới đường bộ trong toàn tỉnh đạt 10.747 km, trong đó bao gồm: 07 tuyến đường Quốc lộ (322 km); 21 tuyến đường tỉnh (478 km); 72 tuyến đường huyện (751 km); hệ thống đường xã, trung tâm xã đến đường huyện (1.226 km); hệ thống đường đô thị dài (84 km); hệ thống đường nội thị (242 km); hệ thống đường chuyên dùng (23 km); hệ thống đường trục thôn xóm (2.482 km); hệ thống đường trục chính nội đồng (2.113 km); hệ thống đường ngõ (2.842 km)… Trong đó, đã triển khai xây dựng một số tuyến đường đối ngoại trọng điểm mang tính liên kết vùng như: Đường Hòa Lạc - Hòa Bình, cải tạo nâng cấp đường Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình, đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính trên địa phận 1 huyện Lạc Thủy. Hệ thống giao thông đối nội cũng đã được đầu tư liên hoàn tương ứng. Toàn tỉnh cứng hóa được 1.05l km đường giao thông nông thôn; số lượng xã đạt tiêu chí về giao thông nông thôn mới tăng từ 42/191 xã năm 2015 lên thành 112/191 xã vào cuối năm 2019 (sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đến hết năm 2020 có 74/131 xã đạt tiêu chí 02, bằng 56% tổng số xã trên địa bàn tỉnh). Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hòa Bình đã từng bước thực hiện đầu tư xây dựng một số tuyến đường tỉnh quan trọng, có tính chiến lược theo mục tiêu đề ra tại Đề án phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Bao gồm: Đường tỉnh 433 đoạn Km0 - Km23 (đường cấp IV); đường tỉnh 431, Chợ Bến - Quán Sơn (đường cấp IV); đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc (đường loại A-GTNT); đường Lũng Vân - Bắc Sơn - Noong Luông (đường loại A-GTNT); đường Cun Pheo - Hang Kia - Quốc lộ 6 (đường loại A- GTNT); đường tỉnh 43 8B (đường cấp V); đường thị trấn Lương Sơn - Cư Yên (đường cấp V); đường tỉnh 435 (đường cấp IV).
Mạng lưới giao thông đường thủy được tiếp tục quan tâm đầu tư, trong giai đoạn 2015 - 2020 đã đưa vào quản lý khai thác tuyến đường thủy nội địa sông Bôi với chiều dài 19 km và 05 tuyến nhánh ngập hồ Hòa Bình với chiều dài 33,6 km góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến. Đầu tư xây dựng một số cảng thủy nội địa lớn như: Cảng Vịnh Ngòi Hoa, cảng Xuân Thiện, cảng Thung Nai. Đến nay, trên địa bàn tỉnh hệ thống đường thủy nội địa đang khai thác vận tải có tổng chiều dài 155,6 km, trong đó: Sông Đà 136,6 km (gồm 103 km tuyến chính và 33,6 km tuyến nhánh), sông Bôi 19 km.
Hạ tầng cung cấp điện đã cung ứng kịp thời, cơ bản đầy đủ nguồn điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Nhiều dự án thủy điện mới được đầu tư và đi vào hoạt động. Hiện trên địa bàn tỉnh có 11 nhà máy thủy điện đã hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng công suất 1.957,25 MW (trong đó Nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920 MW và 10 nhà máy thủy điện nhỏ với tổng công suất 37,25 MW), hàng năm cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 10 tỷ kWh. Đang triến khai thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng do EVN làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư khoảng 9.220 tỷ đồng, công suất 480 MW với hai tổ máy. Tỉnh Hòa Bình đang được nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia qua 08 trạm 110 kV với 13 máy biến áp, tổng công suất là 356 MVA. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài là 8.273 km (trong đó: Đường dây 500 kV dài 361,2 km; đường dây 220 kV dài 344,17 km; đường dây 110 kV dài 238,98 km; đường dây 35 kV dài 2.227,39 km; đường dây 22 kV dài 561,8 km; đường dây hạ áp dài 4.538,46 km) và 2.308 trạm/2.413 máy biến áp với tổng dung lượng 2.024,45 MVA. Tỷ lệ số hộ sử dụng lưới điện quốc gia đạt 99,8%.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ. Quy hoạch hạ tầng lưới điện phù hợp, đảm bảo không gian để phát triến kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung nguồn lực để ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện. Xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại, thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-l đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh. Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của tỉnh, đáp ứng cho các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030. Xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống cấp điện nông thôn, trong đó chú trọng, nâng cao trình độ quản lý đối với các hợp tác xã điện năng được giao quản lý vận hành hệ thống điện tại các thôn, xã. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,9%, tổn thất điện năng giảm xuống thấp hơn 6,5%./.