Nội dung tuyên truyền gồm: Thường xuyên quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng gương điển hình tiên tiến; giúp các điển hình tiên tiến xác định động lực phấn đấu, nâng cao năng lực toàn diện cho tập thể, cá nhân về nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác; tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, cơ chế chính sách và môi trường thuận lợi để các điển hình thực hiện và phát huy hiệu quả.
Xây dựng các tiêu chí điển hình tiên tiến của tập thể, cá nhân phù hợp với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Xác định rõ tiêu chí điển hình tiên tiến toàn diện và trên một số mặt công tác; lồng ghép nội dung, tiêu chí vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua hướng đến thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Tuyên truyền sâu rộng, kịp thời có hiệu quả những nhân tố, mô hình mới, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng thiết thực, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác dụng, tính hiệu quả và xác định khả năng phát triển của từng điển hình, mức độ ảnh hưởng của các điển hình ở mỗi cơ quan, đơn vị và trong xã hội, từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện. Phát hiện những khó khăn, hạn chế, kịp thời có biện pháp giúp đỡ điển hình tiên tiến phấn đấu, rèn luyện, tiếp tục duy trì thành tích và phát huy hiệu quả.
Định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình và mức độ phấn đấu, lan tỏa của các điển hình để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời lựa chọn những mô hình thực sự tiêu biểu, đem lại giá trị kinh tế cao, ý nghĩa xã hội lớn, có sức lan tỏa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổ chức tôn vinh, học tập và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phạm vi từng cơ quan, đơn vị.
Tổ chức tham quan các mô hình, các điển hình tiên tiến để trao đổi học tập kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay, hiệu quả của các điển hình đạt thành tích trong thực hiện các phong trào thi đua.
Đối tượng gồm: Tập thể, cá nhân, nông dân, hộ gia đình, doanh nghiệp… thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác... là nhân tố nổi trội, dẫn đầu trong các phong trào thi đua do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh phát động, được tập thể ghi nhận, suy tôn; có khả năng cổ vũ, lôi cuốn, nêu gương.
Tiêu chuẩn chung gồm: Gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong công tác tổ chức, triển khai phong trào thi đua;
Có mô hình mới, cách làm hay, sáng kiến, giải pháp sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực và là nhân tố nổi trội, tiêu biểu, dẫn đầu trong các phong trào thi đua do các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị tổ chức phát động;
Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động xã hội khác nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Tiêu chuẩn điển hình tiên tiến cụ thể ở một số lĩnh vực và trong các phong trào thi đua: Ngoài tiêu chuẩn chung nêu trên, cần có các tiêu chuẩn cụ thể ở một số lĩnh vực và trong các phong trào thi đua như sau:
Điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”
Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”
Điển hình tiên tiến trong công tác chuyển đổi số
Điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, lao động giỏi, lao động sáng tạo