Chương trình Truyền thông góp phần đưa các chủ trương, chính sách, định hướng, nội dung về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025 đi vào cuộc sống, tạo được sự thống nhất trong triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở; góp phần chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực cho cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; phát huy được sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới; huy động được sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã, hội, tạo sự đồng thuận và đồng lòng, cùng chung sức xây dựng nông mới.
Phấn đấu đạt các mục tiêu tuyên truyền sau:
100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và triển khai thực hiện có hiệu quả góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
100% các địa phương, cơ sơ sử dụng đúng, hiệu quả logo nông thôn mới và logo OCOP trong các hoạt động truyền thông.
Có ít nhất một chuyên mục được phát sóng hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và ít nhất 01 chuyên trang trên báo Hoà Bình về Chương trình nông thôn mới và Chương trình OCOP; trên 80% các xã có ít nhất 01 - 02 chương trình phát thanh/tuần về xây dựng nông thôn mới trên đài truyền thanh xã.
Hàng tháng, các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành phải có ít nhất 01 tin, bài tuyên tuyền về xây dựng nông thôn mới được được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của các địa phương, đơn vị.
Hàng năm, tổ chức các cuộc truyền truyền, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại chuyên sâu về các chủ đề phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Tập huấn kiến thức và kỹ năng tuyên truyền và truyền thông, nâng cao năng lực, nghiệp vụ về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã.
Biên soạn và in ấn, cung cấp các tài liệu nghiệp vụ, tập huấn, sổ tay, chuyên đề về nông thôn mới, OCOP; in ấn tờ rơi, poster; pano, áp phích, băng zôn tuyên truyền về nông thôn mới.
Tập trung tuyên truyền vào các nội dung: Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, thành quả Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Tuyên truyền, tạo sức lan tỏa những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình; những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, những kinh nghiệm của các địa phương, đơn vị; những mô hình, điển hình tiên tiến; những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025. Tuyên truyền thường xuyên, liên tục các nội dung góp phần nâng cao chất lượng sống, tri thức người nông dân: các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi ngành hàng; các mô hình bảo vệ môi trường, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền sâu rộng những địa phương tiêu biểu trong việc xây dựng, chỉnh trang cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp. Quy hoạch nông thôn, phát triển hạ tầng nông thôn gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Triển khai Chương trình OCOP, phát triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP xanh; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo.
Chuyển đổi tư duy cho cán bộ cơ sở, cộng đồng và người dân nông thôn về phát triển kinh tế nông thôn theo hướng: Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát huy tính đa giá trị của nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững, có trách nhiệm, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ; phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, dân tộc, phát huy tri thức bản địa; thúc đẩy bình đẳng giới; cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình; phản ánh các kiến nghị, đề xuất của các cấp, các ngành, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./.