DetailController

Tin từ các đơn vị

Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

30/08/2022 00:00
Thời gian qua, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi. Hẳng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện. Các sở, ban, ngành, địa phương triển khai xây dựng chương trình, nghị quyết, đề án, kế hoạch cụ thể phù hợp với đặc điểm, lợi thế của từng địa phương; xây dựng kế hoạch triển khai lồng ghép với các chương trình, dự án, đôn đốc các địa phương huy động và lồng ghép nguồn vốn thực hiện theo quy định, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển sản xuất, đảm bảo theo đúng định hướng.
Tỉnh tập trung phát triển, tăng quy mô đàn các giống gà địa phương theo đúng quy hoạch

Ngay sau khi Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 25/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2017 – 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành, các cấp uỷ Đảng, các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương đã nghiêm túc phổ biến, triển khai, quán triệt các nội dung của Nghị quyết đến các đơn vị, toàn thể Nhân dân trên địa bàn thông qua các cuộc họp Chi bộ, hội nghị, hội thảo ở từng cơ sở, sinh hoạt tổ nhóm sản xuất, họp tổ/thôn/xóm… góp phần nâng cao nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, các địa phương đối với nhiệm vụ phát triển chăn nuôi bền vững của từng vùng; các địa phương cũng xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện. Hằng năm được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển sản xuất của địa phương.

Theo số liệu của Cục Thống kê, tính đến nay, tổng đàn trâu toàn tỉnh là 114.568 con, đạt 104,15%, tổng đàn bò 87.440 con, đạt 76,03%, đàn gia cầm 8.306.450 con, đạt 92,29%, tổng đàn dê 51.806 con, đạt 86,34% so với mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2025. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, hằng năm các địa phương, cơ quan chuyên môn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin phòng cho gia súc, gia cầm; công tác kiểm soát dịch bệnh từ gốc thông qua kiểm dịch vận chuyển, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp được tăng cường. Công tác quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học… dùng trong thú ý bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả. Trong 5 năm qua, thực hiện cấp được 83.845 bộ giấy chứng chận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; cấp 41 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn  dịch bệnh động vật cho trang trại chăn nuôi; cấp 36 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; có 05 cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Lấy 2.227 mẫu máu, bệnh phẩm giám sát bệnh dịch tả lợn Châu phi; 3.378 mẫu máu giám sát sau tiêm phòng.

Bên cạnh đó, các địa phương đã triển khai một số mô hình sử dụng các loại giống bò đực lai Sind và lai Zebu để cho phối giống trực tiếp. Các giống bò năng suất cao tiếp tục được đưa vào địa bàn nuôi thử nghiệm, đánh giá đạt được kết quả tốt, hướng tới nhân rộng đưa vào sản xuất đại trà (bò BBB tại huyện Lạc Thuỷ, Lương Sơn). Một số địa phương như huyện Lạc Thuỷ, Lương Sơn đàn bò lai đạt tỷ lệ cao. Triển khai mô hình cải tạo đàn dê bằng phương pháp sử dụng giống dê đực Bách Thảo và Bò để cho lai cải tạo với đàn dê cái theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học. Tổng số trang trại và tổng đàn lợn, gia cầm trong trang trại tăng mạnh, toàn tỉnh hiện có 41 trang trại chăn nuôi lợn đạt 120,6%, tổng số lợn nái đạt 160,5%, số lợn giống sản xuất/năm đạt 160%, tổng đàn lợn thịt và hậu bị đạt 189,8%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 189,8%. Tỉnh phát triển vùng chăn nuôi tập trung theo đúng quy hoạch như: Chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp phát triển chăn nuôi tại các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, Yên Thuỷ; gà thả vườn (đồi) đang tập trung phát triển, tăng quy mô đàn các giống gà địa phương tại các huyện Lạc Thuỷ, Lạc Sơn./.