Dự, chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuâ Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đại diện các bộ, ngành TW và lãnh đạo của 63 tỉnh, thành.
Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt các chương trình phòng chống tội phạm nói chung. Cụ thể đã kiềm chế, giảm tình hình tội phạm; triệt phá hàng trăm băng nhóm tội phạm; triệt phá, vô hiệu hóa hàng ngàn tụ điểm hình sự, ma túy phức tạp. Kết quả điều tra tội phạm đạt trên 70%, trong đó trọng án đạt tỷ lệ cao đạt trên 90%; chất lượng công tác điều tra, truy tố, xử lý tội phạm ngày càng được nâng cao. Nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng, án điểm, án tồn đọng được giải quyết dứt điểm và xét xử nghiêm minh được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.
Tội phạm kinh tế, tham nhũng được phát hiện tăng trên 12% so với giai đoạn trước. Đã điều tra làm rõ, ngăn chặn nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, lừa đảo tín dụng, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản…qua đó lập lại trật tự trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Số vụ bắt giữ, xử lý tội phạm về ma túy tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước. Đã phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả nguồn cung cấp ma túy trong nước; bóc gỡ nhiều tổ chức, đường dây tội phạm, tụ điểm ma túy lớn, phức tạp, xuyên quốc gia, liên quan đến người nước ngoài. Số người nghiện ma túy được kiềm chế (năm 2012 giảm xuống còn 171.000 người).
Giai đoạn 1996 – 2000 đã phát hiện, xử lý trên 1800 vụ, trên 3000 đói tượng mua bán người. Thông qua điều tra các vụ án mua bán người đã giải cứu được gần 2000 nạn nhân và tiếp nhận gần 5000 nạn nhân bị mua bán trở về tái hóa nhập cộng đồng.
Qua 12 năm thực hiện chương trình quốc gia phòng – chống tội phạm (1998 – 2010), VKS nhân dân các cấp, toàn án nhân dân các cấp đã truy tố, xét xử sơ thẩm 607.684 vụ án hình sự với 963.016 bị cáo, đảm bảo yêu cầu chính trị pháp luật, tạo niềm tin cho nhân dân trong phòng chống tội phạm
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận những nội dung cơ bản của 3 chương trình Quốc gia, đó là: Chương trình MTQG phòng chống tội phạm; chương trình MTQG phòng chống ma túy; Chương trình hành động phòng – chống tội phạm mua bán người. Mục tiêu tổng quát của 3 chương trình nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng chống tội phạm, phòng – chống mua bán người và tác hại của tệ nạn ma túy nhằm làm giảm các nguy cơ, điều kiện phát sinh tội phạm, tệ nạn ma túy. Chủ động phòng - ngừa tích cực tấn công, trấn áp các loại tội phạm. Kiềm chế và làm giảm gia tăng của tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, tạo môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT- XH – VH của đất nước. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng – chống tội phạm và phòng – chống ma túy. Kiềm chế gia tăng phức tạp về tội phạm ma túy; giảm người nghiện ma túy; ngăn chặn có hiệu quả ma túy xâm nhập qua biên giới; nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.
Mục tiêu cụ thể: Chiến lược phòng, chống ma tuý, tội phạm và mua bán người giai đoạn 2011-2015 đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm ít nhất từ 30-40% số người nghiện ma tuý so với hiện nay, phấn đấu 70% số xã và 90% cơ quan, tổ chức không có tệ nạn ma tuý. Đặc biệt, 100% số người nghiện ma tuý được phát hiện và quản lý, 90% số người nghiện được điều trị, giảm từ 10-15% tỷ lệ tái nghiện so với hiện nay.
Một mục tiêu khác là nâng tỷ lệ bắt giữ ma tuý tại khu vực biên giới lên 30% so với tổng số ma tuý bị bắt giữ, xoá bỏ cơ bản các tổ chức mua bán vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý...
Hội nghị cũng đã thảo luận, bàn bạc giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Về công tác chỉ đạo, điều hành tập trung chỉ đạo bằng các chương trình, kế hoạch chuyên đề, chuyên sâu; tổ chức kiểm tra, dẫn, đánh giá tình hình thực hiện. Về công tác phòng ngừa: tổ chức hiệu quả công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và kỹ năng phòng – chống tội phạm; phòng chống ma túy và phòng chống mua bán người cho toàn xã hội; tập trung truyền thông hướng về cơ sở, các xã, phường, thị trấn trọng điểm về ANTT, tệ nạn ma túy, các đối tượng có nguy cơ cao … Về đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy: tập trung mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; cao điểm phòng, chống ma túy và mua bán người trong phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở các tuyến biên giới. Đối với công tác quản lý nhà nước về ANTT, tăng cường công tác quản lý ở các lĩnh vực như: quản lý cư trú, quản lý người nghiện, người mãn hạn tù, người nước ngoài, quản lý về xuất – nhập cảnh, công tác phòng – chống cháy nổ, đảm bảo trật tự ATGT… Tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng chống tội phạm. Đẩy mạng hợp tác quốc tế, nhất là phối hợp xây dựng các Hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm.