Việc huy động, phân bổ nguồn lực ngân sách Nhà nước đã đảm bảo nhu cầu tiêu dùng và phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước được điều chỉnh hợp lý, theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển và giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Chi ngân sách Nhà nước ngày càng được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 ước đạt hơn 13.500 tỷ đồng, bằng 114 % so với Dự toán Thủ tướng Chính phỉ giao, bằng 108% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Đến hết tháng 5/2022, chi ngân sách địa phương ước đạt 5.182.627 triệu đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước thực hiện 766.918 triệu đồng, chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương ước thực hiện 716.000 triệu đồng.
Năm 2022, những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cũng như thách thức, rủi ro về môi trường kinh tế trong nước và quốc tế đã có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách Nhà nước của tỉnh. Trong bối cảnh đó, tỉnh đã triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng, các chính sách miễn giảm thuế, phí và hỗ trợ người nộp thuế được tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả; từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Tỷ lệ tăng thu mặc dù ở mức cao so với trung bình của cả nước, nhưng quy mô nguồn thu còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; cơ cấu thu chưa bền vững; môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách hành chính được đã được cải thiện nhưng chưa thực sự hiệu quả; thu hút đầu tư tạo nguồn thu mới còn chậm. Nhiều đơn vụ còn lúng túng, chủ quản trong việc thực hiện các trình tự thủ tục liên quan đến đất đai.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân Nhà nước, đặc biệt là chống thất thu trên địa bàn tỉnh; các ngành, các cấp tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp tăng cường nguồn thu, gắn với linh hoạt trong quản lý, điều hành chi ngân sách. Trong đó, đẩy mạnh việc tổ chức quán triệt đến các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội về mục tiêu, giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Chỉ đạo triển khai Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và các năm tiếp theo. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện đúng tiến độ thu ngân sách Nhà nước, đặc biệt là công tác thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra, các cấp, các ngành tập trung rà soát các vướng mắc, bất cập trong các quy định, cơ chế, chính sách hiện hành để điều chỉnh hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, chống thất thoát, tiêu cực. Nghiên cứu, tham mưu ban hành các quy định, cơ chế, chính sách mới để nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh mang lại nguồn thu ổn định, bền vững. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế đếm người dân và doanh. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; quản lý chặt chẽ đối với các hộ cá nhân kinh doanh, cả về số người nộp thuế và doanh số tính thuế. Xây dựng phương án điều hành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2022 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19./.