Từ ngày 09/02/2022 đến hết ngày 28/02/2022, tỉnh đã tổ chức thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân cho các đối tượng là toàn bộ trẻ em và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn sử dụng của Bộ Y tế, của nhà sản xuất trên địa bàn tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Đảm bảo người dân đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm chủng đúng thời gian, đúng quy định và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong tiêm chủng.
Tổ chức thực hiện hỗ trợ người lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: Đã phê duyệt và thực hiện giải ngân cho 11 doanh nghiệp (tính theo lượt là 24 lượt) với 1.548 lượt lao động với tổng số tiền: 5.153 triệu đồng.
Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 1.465 đơn vị đơn vị với tổng số lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 41.188 lao động. Tổng số tiền tạm tính trong 12 tháng là 11.605 triệu đồng.
Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do đại dịch COVID-19: Tiếp nhận 06 hồ sơ, số lao động: 190 người, số tiền hỗ trợ tạm tính giảm trong 12 tháng 1.654 triệu đồng.
Thực hiện hỗ trợ cho 58 người, trong đó hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật: 25 người, 33 hướng dẫn viên du lịch với số tiền là: 215 triệu đồng.
Tổng số F0, F1 được phê duyệt hỗ trợ tiền ăn: 1.443 người, trong đó 26 người là F0, 1.417 người là F1; hỗ trợ thêm cho trẻ em là F0, F1: 325 trẻ em và 02 người cao tuổi, với tổng kinh phí hỗ trợ: 1.966 triệu đồng, đã chi trả cho 832 người với tổng kinh phí: 1.146 triệu đồng, số còn lại các địa phương đang tiếp tục chi trả cho các đối tượng.
Thực hiện hỗ trợ 1.815 lao động với tổng kinh phí 4.746 triệu đồng, trong đó: Số lao động đang mang thai: 88 người, trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động: 972 trẻ em. Hiện nay các địa phương đã tổ chức chi trả xong cho người lao động.
Đã thực hiện hỗ trợ cho 1.829 lao động ngừng việc, với kinh phí hỗ trợ: 2.998 triệu đồng. Hiện nay các địa phương đã tổ chức chi trả xong cho người lao động.
Hỗ trợ và chi trả xong cho 179 hộ kinh doanh với tổng kinh phí 537 triệu đồng.
Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động và giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động: Giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động: 1.486 đơn vị, với số lao động: 41.144 người, tổng kinh phí dự kiến giảm trong 12 tháng: 23.605 triệu đồng. Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động: Số lao động được hỗ trợ: 23.184 người, số kinh phí dự kiến hỗ trợ trong 12 tháng: 55.574 triệu đồng.
Ngoài ra triển khai một loạt chính sách hỗ trợ khác cho các đối tượng như lao động tự do, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo...
Thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội: Tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình tín dụng chính sách quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thực hiện tuyên truyền đến người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh các chính sách hỗ trợ tín dụng và đối tượng được hưởng thụ chính sách. Hiện đang tổng hợp nhu cầu vay vốn đối với chương trình tín dụng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà.
Thực hiện hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tỉnh tiếp tục thực hiện miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ; gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thu đặc biệt và tiền thuế đất năm 2021…
Để phát triển kết cấu hạ tầng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 200/UBND-KTTH ngày 14/02/2022 về việc đề xuất danh mục dự án và mức vốn dự kiến bố trí từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với số vốn là 4.963 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập trung nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở, kết cấu hạ tầng giao thông….
Năm 2022, tỉnh phấn đấu chỉ số PCI tăng tối thiểu 3 bậc so với năm 2021. Áp dụng Bộ chỉ số DDCI để đánh giá năng lực của chính quyền cấp huyện và các sở, ngành của tỉnh trên góc độ điều hành và tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh và cho hoạt động của doanh nghiệp tại địa phương. Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, xây dựng… của doanh nghiệp. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang loại hình doanh nghiệp. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các ngành, nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19...../.