Tại buổi tọa đàm, đại diện Viện Ngôn ngữ học và các đại biểu đã trao đổi xung quanh các nội dung về cách ghi âm đầu; cách ghi âm đệm; cách ghi âm chính; cách ghi âm cuối; cách ghi thanh đệm và bộ vần so sánh giữa tiếng Mường của Mường Bi và Mường Động.
Buổi tọa đàm nằm trong các hoạt động thực hiện Đề tài “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Theo kế hoạch, Viện Ngôn ngữ học sẽ tổ chức lấy ý kiến và đi Điền giã lấy ý kiến nhân dân tại 4 Mường là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng và Mường Động. Định hướng bộ chữ Mường cố gắng hướng đến những điểm chung, co bản có thể “dung hòa” được ngữ âm của 4 Mường. Chữ Mường Hòa Bình được xây dựng trên cơ sở của chữ quốc ngữ. Đây cũng là nguyên tắc chung khi xây dựng chữ viết cho ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong quốc gia đa ngữ (dựa vào chữ viết của ngôn ngữ quốc gia)./.