Theo báo cáo của UBND tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong quý I/2021 ước đạt 11,56%; trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 3,18%; công nghiệp – xây dựng tăng 20,41%; dịch vụ tăng 5,87%; thuế sản phẩm tăng 10,07%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 18,48%; công nghiệp – xây dựng 43%; dịch vụ 33,16%; thuế sản phẩm 5,36%.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước 3.661,8 tỷ đồng, tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. ước tính đến hết Quý I, toàn tỉnh gieo trồng được 15,45 nghìn ha lúa, đạt 100% kế hoạch vụ, các cây màu khác cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Tình hình chăn nuôi nhìn chung phát triển ổn định. Công tác chăm sóc, khoanh nuôi và phát triển rừng được quan tâm. Đến hết Quý 1/2020, toàn tỉnh trồng được trên 260 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại; các địa phương tiếp tục gieo ươm, chăm sóc cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2021. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển ổn định ừên diện tích mặt nước là 2,7 nghìn ha và 4,7 nghìn lồng cá. Sản lượng thu hoạch 3 tháng đầu năm ước đạt 3.220 tấn.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 ước tăng 1,32% so với tháng trước; tăng 2,51% so với tháng cùng kỳ; 03 tháng đầu năm ước tăng 9,5% so với cùng kỵ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm ước đạt 9.709,7 tỷ đồng, tâng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trên địa bàn có mức tăng trưởng khá. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã từng bước phục hồi và sản xuất ổn định, đặc biệt một số sản phẩm chủ yếu của ngành như đồ uống các loại, thép, các sản phẩm từ kim loại... tiếp tục có kết quả tăng khá so với cùng kỳ năm trước (tăng từ 4-11%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 ước đạt 3.425 tỷ đồng, giảm 5,24% so với tháng trước; 3 tháng đầu năm ước đạt 10.965 tỷ đồng, tăng 17,78% so với cùng kỳ năm trước, bằng 24,66% kế hoạch năm. Giá cả hàng hóa có xu hướng tăng nhẹ, chủ yếu ở các mặt hàng thực phẩm chế biến và một số mặt hàng phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 3 tháng đầu năm ước tăng dưới 1% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt kết quả tích cực. Giá trị xuất khẩu tháng 3 ước đạt 74,446 triệu USD, tăng 2,03% so với tháng trước; 3 tháng đầu năm ước đạt 267,38 triệu USD, tăng 9,15% so với cùng kỳ năm trước, bằng 21,96% so với kế hoạch năm. Giá trị nhập khẩu tháng 3 ước đạt 62,406 triệu USD, tăng 3,16% so với tháng trước; 3 tháng đầu năm ước đạt 218,39 triệu USD, tăng 7,85% so với cùng kỳ năm trước, bằng 22,28% so với kế hoạch năm.
Tổng khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong 3 tháng đầu năm ước đạt 470.000 lượt khách, giảm 2,5% so vói cùng kỳ năm trước, bằng 13,7% kế hoạch năm (trong đó, khách quốc tế 35.000 lượt, giảm 47,9% so với cùng kỳ năm trước, bằng 17,5% kế hoạch năm; khách nội địa 435.000 lượt, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, bằng 13,4% kế hoạch năm); tổng doanh thu ước đạt 380 tỷ đồng, tăng 36,75% so với cùng kỳ năm trước, bằng 13,1% kế hoạch năm.
Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đến ngày 12/3/2021 được 382,9 tỷ đồng, đạt 12% kế hoạch vốn Hội đồng nhân dân tỉnh giao và 10% kế hoạch vôn Thủ tướng Chính phủ giao. Trong tháng 3/2021, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 540,1 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước 3 tháng đầu năm ước đạt 1.225,4 tỷ đồng, băng 28% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 24% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trong 3 tháng đầu năm, các hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh. Trong quý I ước có 95 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 2.200 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới tăng 12%, số vốn đăng ký tăng 20%); 20 doanh nghiệp đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp thay đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 200 lượt doanh nghiệp; 70 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh; 35 doanh nghiệp giải thể tự nguyện. Trong quý, quyết định chủ trương đầu tư cho 03 dự án đầu tư trong nước vói tổng số vốn đăng ký là 94,5 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, về số dự án giảm 12 dự án, về vốn đăng ký giảm khoảng 97,4%. Thực hiện điều chỉnh 09 dự án đầu tư. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có tồng số 596 dự án; trong đó, có 41 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 595,5 triệu USD và 555 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 87.429 tỷ đồng. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện có 101 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó, có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 528,55 triệu USD và 74 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 10.757,29 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Quý I cùa các doanh nghiệp trong các KCN ước đạt 4.565 tỷ đồng, đạt 28,9% so với kế hoạch, giải quyết việc làm mới cho 140 lao động.
Mặc dù diễn biễn phức tạp của dịch Covid-19 nhưng cơ bản các hoạt động văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục diễn ra đảm bảo, có bước phát triển.
Tuy nhiên Kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm 2021 đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn; trên địa bàn tỉnh vẫn còn xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi. Do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, dịch vụ du lịch tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn (trong 3 tháng đầu năm đã có 70 doanh nghiệp đăng kỷ tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, 35 doanh nghiệp giải thể; so với cùng kỳ năm trước, so lượng và số von đăng kỷ của các dự án đầu tư vào tỉnh giảm mạnh). Còn 1.006 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 chưa phân giao chi tiêt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 và kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh. Công tác dạy và học sau dịp tết Nguyên đán còn găp khó khăn đã ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2020-2021. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số địa phương còn hạn chế, vẫn còn có cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong quý II, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung thực hiện 16 nhóm giải pháp chính. Trong đó: Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ phục vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch “Mỗi xã một sản phẩm”, “Bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu” và “Bộ tiêu chí vườn mẫu nông thôn mới”. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Khuyên khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp để đẩy mạnh thu hút đầu tư; mở rộng các hình thức huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; tập trung giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa, khẩn trương hoàn thành việc lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Lạc Thịnh; xử lý dứt điểm việc chậm tiến độ các cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ. Triển khai thực hiện hiệu quả Đồ án phát triển ngành dịch vụ, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, công tác quản lý thị trường tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nội địa và xuất khẩu. Quản lý tốt hoạt động du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, văn hóa giao tiếp; thúc đẩy quảng bá, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch mới nhằm kích cầu thị trường trong nước. Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; ban hành và triển khai thực hiện bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh (DDCI) các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh…./.