Bám sát mục tiêu NQ của Bộ Chính trị, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành chương trình hành động số 13 để thực hiện NQ 07; chỉ đạo các cấp ủy, MTTQ, và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc tổ chức học tập, triển khai nội dung chương trình hành động tại địa phương, đơn vị. Sau 05 năm triển khai thực hiện chương trình hành động số 13 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, các cấp uỷ, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị đã chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mà Chương trình hành động đề ra, lồng ghép trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gắn với thực hiện Chương trình hành động.
Thời gian qua, chi ngân sách đã được quản lý theo hướng chặt chẽ, tiết giảm chi thường xuyên, danh nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Hàng năm, tỉnh đều ban hành chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, dự toán NSNN trong đó tiếp tục bám sát mục tiêu tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược của tỉnh về: lập quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030; đẩy mạnh CCHC; phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm; triển khai thực hiện hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ hiện đại.
Công tác thu NSNN được chỉ đạo quyết liệt, số thu năm sau đều cao hơn năm trước, số thu địa phương giao dự toán cao hơn so với số Thủ tướng Chính phủ giao trong giai đoạn 2017 – 2022 là 1,25 lần. Trong giai đoạn qua, thu NSNN trên địa bàn tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng khá, mức tăng bình quân giai đoạn 2017 – 2022 đạt 9%/năm (giai đoạn 2017 - 2020, thu NSNN cả nước tăng bình quân 5%/năm), giai đoạn 2017 - 2022 đạt 15%/năm (giai đoạn 2017 - 2022, thu NSNN cả nước tăng bình quân 1,8%/năm), một số khoản thu có mức tăng trưởng khá như thu từ đất, thu xuất nhập khẩu, thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, thu tiên cấp quyền khai thác khoáng sản,...
Thực hiện chi ngân sách theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tỉnh thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên, hạn chế tối đa mua sắm xe ô tô công và trang bị đắt tiền, tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách…tăng chi từ nguồn thu sự nghiệp công, tăng tỷ lệ tự đảm bảo của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm phần NSNN; dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển, cải cách tiền lương, thực hiện chuẩn nghèo, chi trợ cấp xã hội.
Nhìn chung nhờ sự chủ động trong tổ chức điều hành thu NSNN và triển khai quyết liệt các giải pháp thu NSNN, nguồn lực đã được đảm bảo để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán, đặc biệt là thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cấp bách, như: tu bổ các công trình phòng chống lũ bão, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả hạn hán, thiên tai, tập trung đầu tư cho phát triển, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, thu NSNN trong giai đoạn 2017 - 2022 chưa đạt chỉ tiêu Chương trình hành động nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì đạt cao (mục tiêu Chương trình hành động là bình quân 17%/năm, thực hiện đạt 15% năm, cả nước đạt 1,8%/năm). Cơ cấu chi ngân sách thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng chi đâu tư tăng cao, tỷ trọng chi thường xuyên giảm mạnh (mục tiêu của Chương trình hành động trong 3 năm giảm 2 điểm % chi thường xuyên, thực hiện trong 3 năm giảm 12 điểm %, 5 năm giảm 20 điểm %), nợ chính quyền địa phương được quản lý chặt chẽ, theo đúng quy định (dự kiến đến hết năm 2022 dư nợ bằng 42% mức dư nợ tối đa theo quy định), bố trí đây đủ nguồn lực để trả nợ gốc và lãi khi đến hạn,...
Nguyên nhân một phần do có sự sụt giảm số thu NSNN từ Công ty Thủy điện Hòa Bình; công tác thu hút đầu tư chưa có nhiều cải thiện nổi bật; công tác thu NSNN ở một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý đất đai còn hạn chế, giải quyết các thủ tục và cung cấp thông tin về đất đai còn chậm; chưa cương quyết xử lý thu hồi các dự án chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình hành động số 13 của BCH Đảng bộ tỉnh, thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Sớm hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng quy hoạch có tầm nhìn, chất lượng, tạo đột phá để phát triển KT-XH; Tiếp tục chú trọng khai thác nguồn thu từ đất đai để đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương; Thực hiện có hiệu quả phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình; Đẩy mạnh đổi mới khu vực dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở tăng cường giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập; Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch..đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp ở các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở…/.