Là quê hương của những làn điệu dân ca "ngọt như mật ong, trong như dòng suối"; Ở đó, bản sắc của các dân tộc được thể hiện rõ nét. Các lễ hội truyền thống ở Hòa Bình đều mang tín ngưỡng dân gian sâu đậm, hoạt động lễ hội tại đây thường có 2 phần tương đối độc lập và trình tự: Lễ và hội. Lễ hội cũng là dịp để để mọi người ôn lại lịch sử truyền thống văn hóa, hoặc các tục lệ nhiều đời của cộng đồng dân cư mà mình là thành viên...
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường Hòa Bình vẫn được lưu giữ và phát huy, trong đó, lễ hội được đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt có từ xa xưa của người Mường, bao gồm các mặt như tinh thần, vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật... Đặc trưng chủ yếu của văn hóa Hòa Bình là các di tích văn hóa Hòa Bình chủ yếu là hang động hoặc mái đá, phân bố trong vùng núi đá vôi, rất ít di chỉ ngoài trời, bên thềm sông, suối. Đây là nét tiêu biểu chung của nền "Văn hóa Hòa Bình" trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Những di vật thường gặp trong văn hóa Hòa Bình là bếp, mộ táng, tàn tích sau bữa ăn, công cụ lao động và các chế phẩm khác của người nguyên thủy. Những vết tích vỏ trai, ốc, xương răng động vật và vỏ, hạt một số loài thảo mộc còn giữ lại trong tầng văn hóa Hòa Bình là những tàn tích sau bữa ăn của người Hòa Bình.