Tại buổi làm việc, Gíam đốc Sở KH&CN Bùi Văn Khánh cho biết: 6 tháng đầu năm 2013, hoạt động nghiên cứu khoa học được tiếp tục xác định là một trong những nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm của ngành. Sở đã thực hiện các dự án do trung ương hỗ trợ kinh phí và triển khai các đề tài cấp tỉnh. Trong đó đã triển khai 27/35 đề tài năm, đạt 77,1% so với kế hoạch; các dự án thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết mới phát sinh ở địa phương và các dự án thuộc chương trình nông thôn và miền núi, các dự án thuộc chương trình sở hữu trí tuệ. Các dự án đều có thời gian triển khai ngắn, kịp thời đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tiêu biểu như Dự án nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt lở đất khu vực xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu và đề xuất các giải pháp phòng tránh thực hiện từ năm 2012 -2014 với kinh phí SNKH trung ương 2,4 tỷ đồng; Dự án xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu quy mô công nghiệp tại tỉnh Hòa Bình, thực hiện từ 2012 – 2014 với kinh phí SNKH trên 4,5 tỷ đồng…các họat động tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, hoạt động quản lý công nghệ, an tòan bức xạ và hạt nhân, hoạt động TBT và sở hữu trí tuệ đạt được nhiều kết quả và hòan thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN được thực hiện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các quy định pháp lý về hợp đồng KH&CN, hoạt động chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ được tổ chức đã tạo môi trường gắn kết các nhà khoa học, nhà quản lý và nhà sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện phổ biến rộng rãi các thành tựu khoa học, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, cũng như hoạt động KH&CN chung của cả nước, quản lý nhà nước về KH&CN tại tỉnh chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn của một số đề tài, dự án chưa cao. Việc nghiên cứu và ứng dụng KHCN chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của tỉnh, KHCN theo hướng ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế. Mặc dù có nhiều sản phẩm và nhiều tiềm năng phát triển, song việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phảm hàng hóa ở tỉnh ta chưa được quan tâm đúng mức, do đó nhiều sản phẩm tốt, có uy tín nhưng lại chưa mang tính chất hàng hóa cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư công nghệ nhằm giải quyết vấn đề môi trường trong sản xuất, kinh doanh chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở KH&CN tập trung giải trình thêm một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2013. Theo đó, năm 2013 và những năm tới Hòa Bình sẽ tập trung phát triển nhân rộng giống cá bỗng, đồng thời tận dụng lợi thế mặt nước và đầu ra thị trường để nuôi thêm các loại cá tầm, cá mặt nước ngọt trên lòng hồ sông Đà. Một số lọai cây trồng như khoai tây vụ đông sẽ được trồng thử nghiệm ở một số địa phương thay thế cây ngô vụ đông. Các hoạt động của sở hướng tới mục tiêu phát trỉên các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, mang lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Các thành viên Đòan Gíam sát đưa ra một số ý kiến góp ý trong công tác phát triển của ngành. Việc áp dụng, ứng dụng KHKT vào sản xuất, cuộc sống còn chậm và kém, do đó cần có cơ chế quản lý quỹ phát triển công nghệ và sử dụng quỹ hợp lý. Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, nghiệm thu các dự án, sở cần chú trọng hơn nữa tới việc cập nhật thông tin, kiến thức KHCN cho người nông dân, doanh nghiệp, đồng thời có những khuyến cáo và tư vấn cho người nông dân các biện pháp trong chăn nuôi, trồng trọt. Phát triển KHCN cần gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đinh Duy Sơn, Trưởng Đòan Gíam sát đánh giá, hiện trạng phát triển KHCN của tỉnh ta còn thiếu và yếu. Thiếu các cơ chế chính sách về nghiên cứu đề tài, cơ chế ứng dụng, cơ chế vốn, cơ chế đào tạo cán bộ. Công tác phối hợp giữa các ngành trong lĩnh vực KHCN còn yếu. Xác định phát triển KHCN vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của đất nước nói chung và tỉnh nói riêng, đồng chí Trưởng Đòan Gíam sát đề nghị thời gian tới Sở KH&CN tập trung đẩy mạnh công tác tham mưu cho tỉnh về cơ chế KHCN. Tập trung ứng dụng KHCN và ứng dụng KHCN mới vào đời sống. Có cơ chế khuyến khích cho các nhà tiên phong đổi mới KHCN. Quan tâm phát triển KHCN đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế gắn với phát triển hài hòa các lĩnh vực văn hóa – xã hội. Trong hoạt động KHCN, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến rộng các kết quả nghiên cứu, thành tựu KHCN vào đời sống, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh.