Đến nay tỉnh đã quy hoạch được quỹ đất 1.950 ha dành cho sản xuất công nghiệp, gồm 8 khu công nghiệp, 17 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện và thành phố. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 46 dự án đầu tư với số vốn trên 66 triệu USD và trên 3.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, người lao động tại các KCN hiện nay còn rất yếu về tay nghề, trình độ. Theo thống kê của KCN Lương Sơn, trình độ học vấn cũng như chuyên môn tay nghề của công nhan lao động nhìn chung còn thấp. Về học vấn: khoảng 0,3% lao động tại KCN không biết chữ; 10,5% trình độ tiểu học; 43,7% trình độ trung học cơ sở; 45,5% trình độ trung học phổ thông. Về chuyên môn, tay nghề: 75% lao động tại KCN Lương Sơn chưa qua học nghề tại các cơ sở dạy nghề (mới được đào tạo ngắn hạn tại doanh nghiệp), số còn lại chủ yếu là công nhân lao động kỹ thuật có trình độ trung cấp, cao đẳng. Theo đánh giá, nhu cầu lao động tại các KCN trên địa bàn tỉnh hàng năm từ 5 đến 10%, tuy nhiên trình độ của công nhân lao động còn thấp, khó đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số năm làm việc trung bình của người lao động thấp.
Về thời gian làm việc: Qua khảo sát cho thấy, 62% số công nhân lao động làm việc 8 giờ/ngày; số còn lại làm trên 8 giờ/ngày. Đặc biệt tỷ lệ lao động làm việc từ 10-12giờ/ngày chiếm khá cao. Cụ thể đối với doanh nghiệp tư nhân, số lao động làm việc ở mức 12 giờ/ngày chiếm 11,1%; doanh nghiệp FDI số người lao động 12 giờ/ ngày chiếm 24%. Công nhân lao động làm việc 6 ngày/tuần chiếm 78,4%; làm việc 7 ngày/tuần chiếm 13,2%.
Về tiền lương, thu nhập và các chế độ chính sách khác: Trong 6 tháng đầu năm 2011, tiền lương bình quân của người lao động trong các KCN ở mức 1.825.000 đồng/người/tháng, chiếm 82% thu nhập của người lao động; tiền làm thêm giờ 250.000 đồng/người/tháng (chiếm 11% thu nhập); các khoản còn lại như: hỗ trợ ăn trưa 120.000 đồng/người/tháng; hỗ trợ khác 50.000 đồng/người/tháng. Như vậy mức thu nhập trung bình của người lao động trong KCN đạt khoảng 2.200.000 đồng/người/tháng.
Đến nay 100% người lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước, 80% công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT và bao hiểm thất nghiệp. 100% các doanh nghiệp thuộc đối tượng đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. 100% công ty nhà nước, 50% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 30% doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký thoả ước lao động tập thể, nội quy kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Các KCN của tỉnh đều mới thành lập và đi vào hoạt động, hâu hết các doanh nghiệp đều nhân thức được tầm quan trọng trong an toàn vệ sinh lao động do vậy trong bố trí, thiết kế cũng như trạng bị bảo hộ lao động cho người lao động đều được các doanh nghiệp thực hiện tương đối nghiêm túc. Tuy nhiên vãn còn một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tấm đến vấn đề này, một số công nhân lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện chật chội nóng bức.
Vấn đề nhà ở trong các KCN hiện còn rất khó khăn, hầu hết các KCN chưa có nhà ở cho công nhân lao động của toàn khu, mặc dù có một vài doanh nghiệp tiến hành xây dựng hoặc thuê nhà ở cho công nhân nhằm thu hút người lao động. Hầu hết các KCN chưa có nhà trẻ cho con công nhân. Theo thống kế số lao động có gia đình chiếm trên 30%, số còn lại chưa lập gia đình, như vậy nhu càu về nhà ở cũng như nhà trẻ của công nhân lao động hiện nay và đặc biệt trong những năm tiếp theo là rất lớn.
Về đời sống tinh thần của công nhân lao động: Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện nay chất lượng đời sống tinh thần của công nhân lao động trong các KCN của tỉnh Hoà Bình đang ở mức thấp. Với quỹ tiền lương cũng như thời gian rất eo hẹp, người lao động có rất ít cơ hội để tham gia các hoạt động cộng đồng hay học hành, đọc sách báo, tham gia vui chơi, giải trí… Mặt khác các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đầu tư cho các hoạt động thúc đẩy sản xuất kinh doanh và lợi nhuận , các nội dung chi cho phúc lợi xã hội chưa được quan tâm giải quyết đúng mức. Do vậy hiểu biết của công nhân lao động về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước còn nhiều hạn chế. Đây là một thiệt thòi lớn của công nhân lao động cần có sự can thiệp giải quyết của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp trong thời gian tới. Hàng năm nhân các ngày lễ lớn, các dịp kỷ niệm của đất nước, Ban quản lý các KCN tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh củng tổ chức các giải thể thao, văn nghệ cho công nhân lao động, tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ đáp ứng nhu cầu của một số ít người lao động.
Trong thời gian tới, để xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân lao động trên địa bàn tỉnh có tay nghề trình độ cao, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội từ tỉnh đến cơ sở; Tiếp tục tuyên truyền giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công nhân lao động, người sử dụng lao động đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách đối với người lao động; Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong các doanh nghiệp; Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích về xây dựng các khu nhà ở cho công nhân lao động; tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao đời sống văn hoá inh thần cho công nhan lao động.