DetailController

Kinh tế

Thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả, đảm bảo an sinh xã hội

14/09/2022 00:00
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân sách xã hội tỉnh đã thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả. Từ đó, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới; ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng khó khăn.

Khi mới thành lập, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay 02 chương trình tín dụng, gồm: Cho vay giải quyết việc làm nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước và cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng dư nợ 206.175 triệu đồng. Sau 20 năm hoạt động, Chi nhánh đã thực hiện cho vay 22 chương trình tín dụng, doanh số cho vay 11.569.632 triệu đồng với 644.533 lượt khách hàng, doanh số thu nợ trên 7.661.053 triệu đồng. Đến 31/8/2022, tổng dư nợ đạt 4.072.102 triệu đồng, tăng gần 20 lần so với năm 2003, tốc độ tăng trường dư nợ bình quân hàng năm đạt 16,6% với 121.465 khách hàng đang vay vốn.

Toàn tỉnh đã có trên 644 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được vay vốn từ Ngân hành chính sách xã hội. Nguồn tín dụng chính sách đã giúp trên 116 nghìn lượt hộ thoát nghèo theo từng giai đoạn điều tra (tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm), góp phần tạo việc làm mới cho trên 32 nghìn lao động; giúp hộ nghèo xây dựng 21 nghìn ngôi nhà, xây dựng trên 182 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh cho hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt và sức khoẻ cho người dân; giúp gần 1,1 nghìn lao động là con hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được vay vốn đi lao động ở nước ngoài, gần 40 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, tạo nguồn nhân lực có tri thức cho xã hội; xây mới, sửa chữa và mua nhà ở xã hội 466 căn; hỗ trợ vốn sản xuất, kinh cho trên 11 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Trong thời gian ảnh hưởng do dịch Covid-19, đã giúp 12 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh được vay vốn để trả lương cho 549 người lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19, mua 1.009 máy tính phục vụ học tập trực tuyến và hỗ trợ 14 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập vay vốn để mua sắm thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều hộ gia đình nhờ nguồn vốn vay ưu đãi đã có cơ hội làm chủ cuộc sống của mình, thay đổi tập quán làm ăn, thay đổi ý thức trách nhiệm với cộng đồng, đó chính là hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại từ các chương trình tín dụng chính sách trong thời gian qua.

Có thể khẳng định, qua 20 năm hoạt động, tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng chính sách xã hội đã khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên cải thiện cuộc sống, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các cùng, miền. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được tập trung đầu tư cho vay thuộc hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giáo dục đào tạo, chú trọng đầu tư vốn đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, gắn việc đầu tư nguồn vốn với công tác xây dựng nông thôn mới. Tín dụng chính sách xã hội đã được cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện, qua đó đã gắn kết Nhân dân với chính quyền địa phương, gắn kết các Hội, đoàn thể với các hội viên./.