DetailController

Khoa học - Môi trường

Tăng cường thực hiện đảm bảo an toàn trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

17/07/2023 15:20
Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình yêu cầu về việc tăng cường thực hiện đảm bảo an toàn trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn

Thực hiện Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 05/7/2023 của UBND tỉnh về việc chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ. Để chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời với tình hình diễn biến khó lường của thiên tai và mọi tình huống xảy ra trong mùa mưa bão năm 2023, đồng thời thực hiện việc triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện đảm bảo an toàn trong hoạt động khoáng sản, tiếp tục nâng cao trách nhiệm và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Môi trường và các quy định pháp luật liên quan, chủ động ứng phó kịp thời với tình hình diễn biến khó lường của thiên tai; đảm bảo an toàn cho người và tài sản, công trình cơ sở hạ tầng, phòng ngừa các tai nạn lao động trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản phối hợp thực hiện các nội dung:

Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tiếp tục chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các phòng ban, cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên; Chỉ thị số 52-CT/TU ngày 12/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; thực hiện nghiêm túc Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 17/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 về việc ban hành phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Chỉ thị số 50-CT/BCSĐ ngày 03/02/2023 của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý mỏ, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Văn bản số 304/UBND-KTN ngày 10/3/2023 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý mỏ, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và các văn bản đã ban hành chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Chủ động nắm bắt tình hình, quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi trên sông theo đúng quy định của pháp luật, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý đặc biệt là việc nạo vét, tập kết cát sỏi lòng sông, suối không đúng quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý, sử dụng đất đai tại các bãi bồi, ven sông; xử lý các đơn vị tập kết, kinh doanh cát, sỏi sử dụng đất không đúng mục đích, không phù hợp với quy hoạch tại Quyết định số 2957/QĐ-UBND, ngày 01/12/2020 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025.

Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cấp xã trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân và trưởng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị liên quan; tăng cường vai trò của các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong việc giám sát hoạt động khai thác và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương. Nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, kéodài hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản của các đơn vị trên địa bàn quản lý theo đúng Giấy phép khai thác được cấp, thiết kế cơ sở đã được thẩm định. Đặc biệt là đảm an toàn đối với những khu vực, diện tích đã được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định chấp thuận cho san gạt, hạ độ cao, cải tạo mặt bằng trên địa bàn và xử lý theo quy định đối với những sai phạm (nếu có), có biện pháp kiên quyết để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn triển khai, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; tiến hành giải tỏa, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (không phép và sai phép); chủ động cập nhật và thông báo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản: Các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả các hộ gia đình được cấp giấy phép cải tạo mặt bằng, khai thác đất san, lấp) thực hiện nghiêm việc khai thác theo đúng toạ độ, diện tích, độ sâu, trữ lượng, công suất quy định tại Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp; đảm bảo khai thác đúng thiết kế cơ sở hoặc phương án san hạ, khai thác đất san, lấp khi cải tạo mặt bằng đã được thẩm định; thực hiện nghiêm quy định của Luật Khoáng sản, các quy định pháp luật liên quan; bảo vệ tài nguyên khoáng sản và thực hiện tốt, hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường.

Thực hiện đúng, đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm tuyệt đối an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ, an toàn vật liệu n; phải thường xuyên thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro mất an toàn, vệ sinh lao động; xử lý ngay các khu vực có nguy cơ về sạt lở; quy hoạch, khảo sát địa chất công trình khu vực đổ thải, đổ thải đất đá tại bãi thải đảm bảo chiều cao an toàn, đối với các khu vực thải đất đá có nguy cơ trượt lở cao phải thực hiện đắp đê, kè chống sạt lở.

Chủ động xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, các biện pháp phòng, chng các sự cố, các tình huống xấu có thể xảy ra, đặc biệt là nguy cơ sạt lở nằm trong phạm vi khu vực khai thác, chế biến khoáng sản; kịp thời di chuyển và thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện hoạt động trong khu vực nguy hiểm; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người lao động và các quy định khác về an toàn trong khai thác mỏ, nhất là trong mùa mưa bão; quản lý, kiểm soát các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường, nghiêm cấm việc xả chất thải, hóa chất chưa qua xử lý ra môi trường.