Trong những năm qua, thực hiện Luật Di sản văn hóa, Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nói riêng trên địa bàn tỉnh; các di tích, danh lam thắng cảnh được kiểm kê, quản lý, tu bổ, tôn tạo, từng bước phát huy giá trị. Đến nay, đã có 293 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục bảo vệ của tỉnh; 112 di tích được xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa, trong đó có 41 di tích cấp quốc gia, 71 di tích cấp tỉnh. Một số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã phát huy giá trị trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng và điểm tham quan, du lịch, tiêu biểu như: Di tích lịch sử Chiến khu Mường Khói và di tích khảo cổ hang Xóm Trại, huyện Lạc Sơn; khu căn cứ cách mạng Thạch Yên và quân thể danh thắng hang động núi Đầu Rồng, huyện Cao Phong; khu căn cứ cách mạng Mường Diêm và di tích Đền Bờ, huyện Đà Bắc; khu di tích danh lam thắng cảnh Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy...
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình vẫn còn một số hạn chế, yếu kém đó là: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh còn hạn chế; việc bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để phục hồi, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh còn khó khăn; hiệu quả công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những giá trị của các di tích chưa cao; chưa phát huy tốt giá trị di tích, danh lam thắng cảnh.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả khâu đột phá phát triển của tỉnh Hòa Bình về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" theo Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh trở thành các điểm tham quan du lịch thu hút người dân và du khách, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tô quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tố chức chính trị - xã hội tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phố biến, lãnh đạo, chỉ đạo tô chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, trọng tâm là Luật Di sản văn hóa, Nghị quyêt số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tinh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến 2030, Quyết định số 2742/QĐ-UBND, ngày 24/11/2023 của Uy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình giai đoạn 2023 -2030 trên địa bàn tỉnh Hòà Bình.....nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa à giá trị cc di tích, dah lam thăng cnh, đng thời phát huy hệ thông di tích trở thành nguôn tài nguyên văn hóa, các sản phâm du lịch mang bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các di tích liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Quan tâm bố trí ngân sách và xây dựng cơ chế chính sách huy động các nguồn lực đầu tư để phục hồi, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di tích đã xếp hạng, các điểm tham quan, di lịch nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân và thu hút khách du lịch khi đến Hòa Bình.
Đầy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Đầu tư nghiên cứu, quảng bá về giá trị các di tích thuộc nền "Văn hóa Hòa Bình", lập hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa của nhân loại; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch.
Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi tại các di tích, danh lam thắng cảnh và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, không để xâm hại và lân chiêm đôi với các di tích. Triên khai kê hoạch kiểm kê, công bố danh mục và hoàn thành việc cắm mốc để xác định ranh giới bảo vệ của các di tích. Tăng cường công tác quản lý đất đại, dành quỹ đất cho phát huy giá trị di tích và đưa vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm để thực hiện các thủ tục về đất đai, đầu tư.
Quản lý chặt chẽ, đúng quy định việc thu chi tài chính, tiền công đức và tài trợ tại các di tích. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội gắn với di tích, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; ngăn chặn kịp thời những hành vi làm ảnh hưởng tới cảnh quan; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm di tích vào nền nếp.
Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trên địa bàn tỉnh; tập huấn nghiệp vụ cho những người được giao quản lý, trông coi các di tích nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm được giao. Tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo và sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị theo quy định.
Các huyện ủy, thành ủy lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên cơ sở Chỉ thị này và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh để thể chế thành các nhiệm vụ cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị phù hợp với điều kiện của địa phương; bố trí nguồn lực để tu bổ, tôn tạo, khôi phục di tích và danh lam thăng cảnh, tạo thành các sản phâm văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, rà soát và nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền để hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tuyên truyền, quán triệt đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân nội dung của Chỉ thị; đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và có ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của di tích, danh lam thắng cảnh.
Ban Tuyên giáo Tinh ủy chỉ đạo, định hướng thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyên, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước về công tác quản lý di sản đến cán bộ, đảng viên, các tổ chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị theo quy định./.