Trước thực trạng đó, ngày 20/01/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 08- CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, các quy định của Trung ương và của tỉnh về công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đến Di sản văn hóa Mo Mường.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với Di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh. Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc việc kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể theo nội dung Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL, ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Hằng năm, bổ sung hồ sơ khoa học cho Di sản văn hóa Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình.
Các cấp chính quyền, địa phương, các sở, ban, ngành nghiên cứu đề xuất các biện pháp, xác định nguồn lực để thực hiện và khẩn trương triển khai công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường; từng bước nghiên cứu những nội dung tiêu biểu mang giá trị đạo đức, văn hóa, giáo dục trong Mo Mường để biên soạn, đưa vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Nghiên cứu đề xuất cơ chế xã hội hóa để vận động nhân dân và huy động toàn thể xã hội tham gia việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, quảng bá giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường, nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường trong nhân dân.
Các Đảng đoàn, Ban cán sự đảng, các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các huyện ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị xây dựng văn bản cụ thể hóa các nội dung Chỉ thị; đồng thời, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, xâm hại, huỷ hoại giá trị di sản và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai, thực hiện Chỉ thị trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, đồng thời xác định đây là một nhiệm vụ chính trị gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.