Công tác quản lý Nhà nước về đo lượng được tăng cường thông qua việc tham mưu duy trì, khai thác có hiệu quả Hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí nghiệm đã được đầu tư, hiện cơ quan chuyên môn về đo lường ở địa phương đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định đủ điều kiện kiểm định, hiệu chuẩn 15 phương tiện đo (cột đo xăng dầu, đồng hồ nước lạnh, cân ô tô, taximet, công tơ điện 1 pha, 3 pha, biến dòng đo lường, biến áp đo lường; phương tiện đo điện tim, PTĐ điện não, quả chuẩn M1...), Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn
Năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng, duy trì hệ thống quản lý phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn
Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường thông qua việc duy trì có hiệu quả Hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí nghiệm đã được đầu tư, hiện đơn vị chức năng tại địa phương đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định đủ điều kiện kiểm định 15 phương tiện đo gồm: Cột đo xăng dầu, đồng hồ nước lạnh, cân ô tô, taximet, công tơ điện 1 pha, 3 pha, biến dòng đo lường, biến áp đo lường, phương tiện đo điện não, phương tiện đo điện tim... qua đó phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước cũng như cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng, đảm bảo đo lường cho sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn.
Trong năm 2023, đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về đo lường triển khai 06 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 139 cơ sở về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với các cột đo xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thiết bị điện, điện tử, công tơ điện, biến dòng đo lường, biến áp đo lường, hoạt động kinh doanh vàng, an toàn bức xạ đối với nguồn phóng xạ, các thiết bị bức xạ,. Quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý vi phạm hành chính 02 cơ sở với số tiền là: 18.120.000 đồng. Qua kiểm tra đã kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chấp hành, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, ATBX và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng; ngoài ra phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dịch vụ spa chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ viện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường đảm bảo đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Hỗ trợ thành lập 25 tổ chức khoa học công nghệ gồm 08 tổ chức khoa học công nghệ công lập và 17 tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập; 11 doanh nghiệp khoa học công nghệ; trong đó có 08 doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, 03 doanh nghiệp tự nghiên cứu và làm chủ công nghệ.
Trong năm, đã hỗ trợ cho 40 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ và ISO. Trong đó có 08 cơ sở trồng trọt được chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP với quy mô 116,2 ha, 21 cơ sở trồng trọt chứng nhận VietGAP với quy mô 229,8 và 1 cơ sở chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với quy mô 2,5 ha; 05 cơ sở chăn nuôi chứng nhận VietGAP; 02 cơ sở nuôi trồng thủy sản chứng nhận VietGAP với quy mô 65 lồng; hỗ trợ 03 cơ sở chế biến chứng nhận ISO 22000:2018; Triển khai cấp 44 mã số vùng trồng gồm: 21 mã số vùng trồng xuất khẩu phục vụ xuất khẩu, 23 mã số vùng trồng nội địa; cấp 01 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường đi NewZealand, tăng 130 % so với năm 2022…Các hoạt động này đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp, dịch vụ thế mạnh của tỉnh, một mặt đánh giá các điều kiện thực tiễn của mình, mặt khác quan tâm đầu tư hơn nữa vào hoạt động cải tiến phương thức quản trị, sản xuất, kinh doanh, quảng bá…, quản lý nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa để đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe của các thị trường quốc tế tiên tiến.
Hàng năm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc hướng dẫn, tư vấn đào tạo và hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ tài chính, quy trình, tư vấn… cho hàng chục lượt tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc… Hoạt động này đã tạo động lực khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh quan tâm, đầu tư hơn nữa vào các hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; tham gia các hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu ngành hàng của địa phương, đảm bảo đo lường và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng, hướng tới mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, thương hiệu.
Thời gian tới, tỉnh ta xác định cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo đối với hoạt động khoa học công nghệ nói chung và hoạt động đo lường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá nói riêng. Xác định phát triển khoa học và công nghệ, hoạt động đo lường, nâng cao năng suất chất lượng cho sản phẩm hàng hóa địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, người dân và doanh nghiệp về vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển và bảo đảm an ninh kinh tế của tỉnh; đổi mới tư duy và hành động, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế; phát huy tối đa lợi thế của tỉnh trong trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đó, tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính theo hướng cơ cấu lại nội dung chi cho hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và hoạt động đo lường, hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá nói riêng; giảm chi hành chính, tăng tỷ lệ chi cho các đề tài, đặc biệt là đề tài mang tính ứng dụng đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất để hướng dẫn doanh nghiệp đảm bảo đo lường, nhằm mục đích tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, hàng hóa.
Tiếp tục nghiên cứu ban hành, triển khai cơ chế, chính sách tăng cường sự tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ về đổi mới hoạt động đo lường; cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao tiềm lực của các doanh nghiệp về ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động đo lường; Chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước; đổi mới tư duy quản lý để ứng phó kịp với các thay đổi không ngừng và nhanh chóng của đời sống khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, trên thị trường trong nước và quốc tế; áp dụng công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý, điều hành để giảm, đơn giản hoá thủ tục hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thu hút đầu tư, phát triển khoa học và công nghệ nói chung và hoạt động đo lường nói riêng./.