Tỉnh đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại mời các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh tham dự Hội nghị Giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam – Châu Phi; Hội nghị giao thương thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản; Hội nghị xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam -Ấn Độ; Hội nghị giao thương thuỷ sản Việt Nam –EU; Hội nghị giao thương sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản; Hội nghị giao thương xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam –Mexico; Hội nghị giao thương thuỷ sản Việt Nam với các thị trường RCEP; Hội nghị giao thương đồ uống Việt Nam – Trung Quốc; Xúc tiến thương mại tại Cộng Hòa Pháp và Hà Lan thuộc Chương trình cấp quốc gia; Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU kết nối với các Thương vụ, Tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị trong và ngoài tỉnh; Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam; Hội chợ quốc tế Việt – Trung tại tỉnh Lạng Sơn;… Ngoài ra các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến về tình hình sản xuất, cung ứng và kết nối tiêu thụ nông sản, cụ thể: Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP khu vực Trung du, miền núi phía Bắc; Hội nghị đối thoại xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản của tỉnh Hòa Bình với Tập Đoàn FPT để cung cấp sản phẩm của tỉnh Hòa Bình cho thành phố Hà Nội;.... quảng bá các sản phẩm nông sản, hàng hóa, tìm kiếm bạn hàng, kết nối đầu tư ra thị trường nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.
Tổ chức các sự kiện, hội chợ, hoạt động triển lãm lớn như: Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2022; Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc năm 2023; Lễ hội cá tôm Sông Đà tỉnh Hoà Bình lần thứ nhất. Qua đó thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đến giao thương, trưng bày giới thiệu và quảng bá sản phẩm góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa và hội nhập quốc tế. Chủ động kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài để hỗ trợ cho các doanh nghiệp của tỉnh gặp gỡ mở rộng thị trường xuất khẩu, như: Làm việc với Công ty Minegen Nhật Bản về xúc tiến sản xuất, chế biến, xuất khẩu măng sấy khô; Công ty TOMAS TRADE CO LTD của tỉnh Incheon, Hàn Quốc để xuất khẩu sản phẩm mía ăn tươi (mía trắng và mía tím) sang thị trường Hàn Quốc; tổ chức ký thỏa thuận hợp tác giữa Công ty cổ phần nông nghiệp hữu cơ FUSA với các Hợp tác xã để xuất khẩu sản phẩm Nhãn Sơn Thủy, bưởi Tân Lạc sang thị trường Châu Âu (EU). có 14 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đã có sản phẩm nông sản, lâm sản được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài (9 cơ sở nông sản, 05 cơ sở lâm sản) với tổng doanh thu đạt 978,45 tỷ đồng, trong đó nhóm sản phẩm nông sản đạt 615,74 tỷ đồng, nhóm sản phẩm lâm sản (gỗ) đạt 362,71 tỷ đồng. Thị trường xuất khẩu tập trung vào một số thị trường như các nước trong khối EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Các sản phẩm nông sản đã qua chế biến thường được xuất khẩu trực tiếp, chiếm 70-90% so với tổng sản lượng xuất khẩu, như: Các sản phẩm cháo sen bát bảo Minh Trung của Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Minh Trung Việt Nam; sản phẩm Măng các loại của Công ty cổ phần Kim Bôi. 100% các sản phẩm lâm sản (gỗ) và các sản phẩm nông sản tươi (Bưởi, Cam) được xuất khẩu gián tiếp (qua đối tác thứ 3).
Bên cạnh đó, tỉnh tập trung phát triển nhanh thương mại điện tử nhằm tận dụng những cơ hội, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển thương mại. Tỉnh đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng Sàn giao dịch thương mại điện tử (địa chỉ web: www.hoabinhtrade.gov.vn), qua đó đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và tiêu chuẩn, đặc điểm sản phẩm khi tham gia sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử đối với các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, đồng thời duy trì, phát triển và bảo hộ các thương hiệu nông sản đã được chứng nhận và có uy tín, thương hiệu trên thị trường; đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông sản khi tham gia tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử. Khuyến khích các tổ chức cá nhân mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua ứng dụng thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển giao dịch thương mại điện tử, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch thương mại điện tử. Đến nay, có 80% doanh nghiệp tiến hành giao dịch thương mại điện tử (70% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trên 30% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm, trên 30% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trên 20% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh). Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phần mềm chuyên ngành phục vụ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm, phát triển thị trường, đẩy mạnh giao dịch hợp tác kinh doanh và khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website riêng.
Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Hoạt động này nhằm từng bước xây dựng hệ thống bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm Việt Nam, chất lượng tốt, giá cả hợp lý; Từng bước tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm nội địa. Từ đó tạo sức hút để các doanh nghiệp quan tâm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng Việt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hướng dẫn, hỗ trợ đẩy mạnh phân phối hàng hóa của doanh nghiệp qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn thương mại điện tử. Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia chào mừng ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 các năm./.