DetailController

Tin từ các đơn vị

Tăng cường công tác quản lý công trình thuỷ lợi, nước sạch nông thôn và phòng chống, thiên tai trên địa bàn tỉnh

30/08/2024 16:39
Thực hiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi, nước sạch nông thôn và phòng chống thiên tai, ngay từ đầu năm 2024, tỉnh đã ban hành các văn bản triển khai công tác đảm bảo nguồn nước, tích nước, điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất vụ Xuân năm 2024. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; đảm bảo an toàn các hồ, đập trên địa bàn các huyện, thành phố ; đảm bảo an toàn các hồ chứa trong mùa mưa, lũ năm 2024.

Về cơ bản nguồn nước tại các hồ đập đã đảm bảo cho tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023-2024 theo kế hoạch. Tỉnh ban hành các công điện chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh; chỉ thị tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Phê duyệt danh mục công trình, kế hoạch diện tích tưới, tiêu được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024, theo kế hoạch xây dựng bao gồm tổng cộng 1.917 công trình thủy lợi (hồ đập, bai, trạm bơm, trạm thủy luân) phục vụ cho khoảng 57.350 ha diện tích tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản. Chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 1-2024 , kết quả đợt 1 đã triển khai với khối lượng là 298.091 m3 đất đào đắp, phát dọn 1.622.761 m2 kênh mương, 5.000 m3 đá xây, ước tính ngày công huy động 330.985 công, tương ứng với kinh phí 23,17 tỷ đồng, đạt 101,6% so với kế hoạch; dự kiến kế hoạch thực hiện đợt II-2024 với khối lượng là: 301.300 m3 đất đào đắp, phát dọn 1.072.000 m2 kênh mương, ước tính ngày công huy động 312.020 công, tương ứng với kinh phí 21,8 tỷ đồng, phấn đấu đạt 100% so với kế hoạch; ước kết quả triển khai thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi cả năm 2024 đạt 44,9 tỷ đồng (ước đạt 100 % kế hoạch).

Bên cạnh đó, tỉnh sửa đổi, bổ sung và thay thế một số Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực thủy lợi và đê điều. Ban hành chỉ thị tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh năm 2024; Phương án phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2024 và rà soát các điểm dân cư có nguy cơ sạt, trượt để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh;các Ccông điện ứng phó về phòng, chống thiên tai. Triển khai kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024; đôn đốc các địa phương, đơn vị về việc chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới; ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; đảm bảo an toàn khi xả lũ hồ thủy điện. Thực hiện kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trước mùa mưa, lũ năm 2024, trên toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, phần lớn các công trình đập, hồ chứa nước cơ bản đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ năm 2024. Hiện nay vẫn còn một số công trình bị hư hỏng cần được tiếp tục sửa chữa nâng cấp để đảm bảo an toàn cần phải có kế  hoạch để sửa chữa trong thời gian tới với tổng kinh phí dự kiến 699.750 triệu đồng, trong đó các công trình cần được ưu tiên đầu tư sửa chữa cấp bách gồm 11 công trình với tổng kinh phí dự kiến 116.000 triệu đồng.

Trong 8 tháng năm 2024 do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, các đợt mưa giông, lốc, mưa lớn, sấm sét, mưa đá kèm gió giật mạnh... đã gây thiệt hại về người (03 người chết, 05 người bi thương); nhà cửa, diện tích lúa, hoa màu; cây trồng khác; gia súc, gia cầm, thủy sản, thủy lợi, giao thông và thiệt hại khác trên địa bàn tỉnh. Ước sơ bộ giá trị thiệt hại từ đầu năm đến nay khoảng 105,7 tỷ đồng, các địa phương tiếp tục cập nhật thiệt hại báo cáo theo quy định. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đôn đốc các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo tình hình thời tiết giúp người dân khắc phục hậu quả, tiếp tục kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, duy tu các công trình, duy trì thường xuyên chế độ tuần đê, kiểm tra các tuyến đê cấp III và các cống dưới đê để phát hiện các sự cố, hư hỏng, kịp thời khắc phục đảm bảo cho việc ngăn lũ, bảo vệ khu vực thành phố Hoà Bình và các vùng lân cận trong tỉnh. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án hộ đê năm 2024; đôn đốc các địa phương  tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024. Pê duyệt phương án bảo vệ an toàn các trọng điểm xung yếu cho đê điều trong mùa mưa lũ năm 2024. Ngăn chặn tình trạng xe quá tải và rơi vãi vật liệu trên đê Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình./.