Ngay sau khi Uỷ ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 2631/QĐ-UBND, ngày 11/11/2021 ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2021-2025”, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố… đã ban hành kế hoạch chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án phong trào giai đoạn 2021-2025. Các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục (CQDNCSGD) trên địa bàn tỉnh tiếp tục nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
Hằng năm, tiếp tục kiện toàn và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội (Ban Chỉ đạo 09) cấp tỉnh, cấp huyện (huyện, thành phố), cấp xã (xã, phường, thị trấn). Ban Chỉ đạo 09 các cấp đã duy trì thực hiện thường xuyên, có nề nếp việc tổ chức công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thông qua cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 09 từ tỉnh đến cơ sở; tiếp tục quan tâm ban hành nhiều văn bản, cơ chế, chính sách cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.
Công tác tuyên truyền, phát động phong trào được đổi mới và đẩy mạnh với nhiều nội dung, hình thức phong phú và đa dạng,... (tuyên truyền bằng phóng sự tiếng của đồng bào dân tộc Mông, tuyên truyền qua các trang, mạng, xã hội zalo, fecaboook, viber...) giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của địa phương về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm; đồng thời nhận thức rõ vị trí, vai trò của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... từ đó, nâng cao cảnh giác, tự giác, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Công tác tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được trú trọng, tăng cường theo hướng thiết thực, phù hợp tình hình thực tiễn, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự; xuất hiện nhiều cách làm mới (xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng thí điểm phường, thí điểm Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị...), nhiều người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến phù hợp nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân (Xã đảm bảo bình yên, “Tiếng chuông bình yên”; dòng họ, thôn, bản, cơ quan tự quản về an ninh, trật tự; Hội đồng bảo vệ an ninh, trật tự; “Phối hợp phòng ngừa, quản lý, giáo dục giúp đỡ người có biểu hiện tâm thần gây mất an ninh, trật tự”; tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm ma túy qua hệ thống ứng dụng định danh điện tử VneID; liên kết, giáp ranh bảo vệ an ninh, trật tự; Liên gia phòng cháy, chữa cháy...), góp phần tăng cường năng lực tự phòng, tự quản, tự bảo vệ và giải quyết tốt các vấn đề về an ninh, trật tự trong Nhân dân. Sự phối hợp, vào cuộc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Quân đội và các cơ quan, ban, ngành trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được tăng cường.
Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tiếp tục được củng cố, duy trì và bồi dưỡng nâng cao năng lực để phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá, sơ, tổng kết, đánh giá, phân loại và biểu dương, khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cơ bản đã được được duy trì thường xuyên ở các cấp... từ đó đó đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn.
Đến nay, đã đạt 06/11 mục tiêu, từ đó khẳng định Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2021-2025” là một chủ trương quan trọng, hiệu quả, đã và đang góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả Đề án, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục xây dựng, kiện toàn cơ chế chỉ đạo, quản lý, quy định trách nhiệm của các thành phần tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” hằng năm. Đẩy mạnh tuyên truyền bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội; phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn, lĩnh vực, đối tượng cụ thể, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, tiềm ẩn phức tạp về trật tự an toàn xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo các tôn giáo, trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Tổ chức triển khai xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng. Xây dựng Đội ngũ cán bộ nòng cốt tuyên truyền từ cấp tỉnh đến cơ sở; phát huy vai trò Người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường vận động cán bộ, nhân dân thực hiện: Tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; tiêu chí “Xã an toàn về an ninh, trật tự xã hội và bảo đảm bình yên” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng xã, phường, thị trấn cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng Phường, xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị. Tiếp tục xây dựng, củng cố, tuyên truyền, nhân rộng kinh nghiệm các mô hình, điển hình tiến tiến, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lực lượng Quân đội, các sở, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác dân vận. Chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quan tâm xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Dân phòng, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sau khi được Quốc hội ban hành.
Đẩy mạnh phong trào thi đua toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; sơ, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia thực hiện phong trào toàn dân vệ an ninh Tổ quốc. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương bố trí kinh phí phục vụ triển khai thực hiện các nội dung của Đề án phong trào theo Thông tư số 40/2023/TT-BTC, ngày 09/6/2023 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo phù hợp, thiết thực hiệu quả, tiết kiệm. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Quỹ phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kết hợp tăng cường vận động các nguồn kinh phí từ xã hội hoá cho thực hiện Đề án./.