DetailController

Thời sự trong ngày

Phương hướng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023

30/12/2022 00:00
Năm 2023, tỉnh phấn đấu có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 79 xã; bình quân tiêu chí nông thôn mới của tỉnh đạt 16,2 tiêu chí/xã; chuẩn hoá từ 16 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao trở lên.
Năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu chuẩn hoá từ 16 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao trở lên.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình một cách hiệu quả, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp, đào tạo nhân lực đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu dụng nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh theo nhiệm vụ được phân công; hướng dẫn các huyện, xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, bảo đảm hiệu quả, kịp thời phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ban Chỉ đạo và Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới các cấp. Mỗi đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh và Văn phòng điều phối chủ động có kế hoạch để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra theo dõi việc thực hiện nội dung, tiêu chí thuộc ngành, đơn vị phụ trách.

Tiếp tục truyền thông thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh trong xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của các cơ quan có liên quan. Tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, huy động cả hệ thống chính trị và Nhân dân cùng đồng lòng xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh, giàu bản sắc văn hóa tốt đẹp, vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới được phát huy ở mức cao nhất dựa trên nguyên tắc “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Tham gia, đóng góp tích cực cho Chương trình, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Hướng dẫn, chỉ đạo các nhóm xã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Đối với nhóm xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2023, rà soát, xây dựng khung kế hoạch, lộ trình và cân đối, huy động các nguồn lực thực hiện các tiêu chí đảm bảo hoàn thành; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn xã; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo việc làm, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân; xây dựng các Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu; xây dựng các tuyến đường được trồng hoa, cây cảnh hai bên đường và có cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Đối với các xã được sáp nhập từ các xã đã có Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tiếp tục rà soát các tiêu chí đạt chuẩn, trình cấp có thẩm quyền thừa nhận đã đạt chuẩn nông thôn mới; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, có kế hoạch, lộ trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã kiểu mẫu; xây dựng các Khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu làm nền tảng để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Đối với các xã còn lại, rà soát, đánh giá thực trạng các tiêu chí nông thôn mới; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt; chủ động huy động có hiệu quả các nguồn lực, tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực, tiêu chí, làm tiền đề phấn đấu đạt chuẩn những năm tiếp theo.

Tiếp tục quan tâm huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh, các địa phương chủ động cân đối dành một phần nguồn lực từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới và lồng ghép thực hiện với nguồn vốn của các chương trình khác để hoàn thành kế hoạch đề ra. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã đăng ký đạt chuẩn trong giai đoạn 2021-2025. Có cơ chế phù hợp để huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước.

Dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 là 3.202,400 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 164,551 tỷ đồng; nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện là 245,971 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép từ ghép từ các Chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn nông thôn của tỉnh là 1.101,878 tỷ đồng; vốn tín dụng là 1.600 tỷ đồng; vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác là 90 tỷ đồng./.

Tang tuong phan Giam tuong phan
Đánh giá bài viết

0.0/5 (0 Lượt đánh giá)