Phú Vinh là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Tân Lạc, nơi nổi tiếng với các mường Đung, Ngau, Kè, Giác có từ thời xa xưa ở vùng đất mường Bi. Theo dòng thời gian, từ một xã nghèo khó Phú Vinh cũng đã chuyển mình theo sự đổi thay của đất nước nhưng dù cuộc sống đó văn minh hơn trước thỡ ở Phỳ Vinh những nét văn hoá truyền thống vẫn được bà con nơi đây gìn giữ.
Theo chân các cán bộ xã Phú Vinh, chúng tôi đã đến thăm gia đình ông Bùi Văn Sơn ở xóm Giác. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về việc lưu giữ chiêng trong các gia đình ở đây, ông Sơn rất tự hào mang khoe chiếc chiêng hơ có từ thời xưa cha ông để lại mà ụng còn lưu giữ được trong nhà qua bao ngày gian khó. đó là một chiếc chiêng có đường kính 40cm, bề mặt chiêng sần da cóc (chiêng sần da có được đánh giá là chiêng cổ nhất). Tâm sự với chúng tôi ông Sơn chia sẻ: “gia đỡnh tụi cũn khú khăn lám các cô chú ạ. Hiện giờ cơm vẫn chưa đủ no trong những ngày giáp hạt ấy chứ, nhưng trong những lúc khó khăn nhất tụi cũng chưa bao giờ có ý định bán chiờng.”
Qua câu chuyện với ông Sơn và các cán bộ xã đi cùng chúng tôi nhận thấy rằng ở Phú Vinh nhà nào cũng có chiêng, nhà nghèo thì có tối thiểu một cái còn các gia đình khá thì có từ hai cho đến ba chiếc chiêng, có những gia đình xưa kia còn có cả một bộ chiêng mười hai chiếc và câu chuyện những chiếc chiêng có từ thời xưa trong mỗi gia đình vẫn còn là câu chuyện của ngày nay vì người dân nơi đây hầu như không bao giờ bán chiêng cho dù có trải qua các biến cố thăng trầm ra sao.
Khi tìm hiểu về chiêng ở vùng đất này chúng tôi đã được gặp nhiều người dân, được trò chuyện với họ chúng tôi nhận thấy rằng, người Phú Vinh có một tình yêu chiêng tha thiết. ông Bùi Văn Nượm ở xóm Giác là một người cao tuổi, vốn là người sống kín đáo, cả đời hầu như ông không mấy đi ra khỏi làng nhưng khi được hỏi về những chiếc chiêng của gia đình, ông đã trò chuyện với sự say mê và hồ hởi: “nhà tụi cú hai chiờng cổ, khụng biết cú từ khi nào, chỉ biết rằng ụng nội của tụi baổ rằng, từ khi ụng cũn nhỏ đó thấy cú hai chiếc chiờng này treo trờn nhà.”
Vẫn biết, Chiêng có một vị trí quan trọng trong đời sống của người mường. Nên vì thế mà người mường ở Phú vinh đã lưu giữ được chiêng? nhưng tại sao ở các vùng mường khác, nổi tiếng như vùng mường Bi trù phú thì hiện nay số lượng chiêng còn lại trong mường còn rất ít, cả mường chỉ khoảng hai ba chục chiếc. Tìm hiểu kỹ chúng tôi biết được rằng ở vùng đất Phú Vinh còn có một phong tục rất đặc trong đời sống của họ đó là: vào lúc giao thừa, gia đình nào ở Phú vinh cũng dóng lên ba hồi chiêng để chào đón tổ tiên về nhà ăn tết cùng con cháu, nếu gia đình nào không có chiêng đánh thì họ lo nghĩ rằng tổ tiên của mình sẽ buồn vì thấy con cháu không vui và không muốn chào đón người thân từ thế giới bên kia trở về. Có lẽ vì có thêm phong tục này mà người Mường ở Phú Vinh còn lưu giữ được nhiều chiêng? nhưng dù có là xuất phát từ lí do gì đi nữa thì việc lưu giữ chiêng của người Phú Vinh đã mang lại những giá trị to lớn cho nền văn hoá độc đáo của người Mường.
Không chỉ biết lưu giữ chiêng mà người dân ở đây còn rất am hiểu về chiêng. Với họ chiêng không chỉ là di sản quý báu mà còn là một vật hữu linh. Trong gia đình chiêng bao giờ cũng đươc họ treo ở vị trí trang trọng nhất và chiêng bao giờ cũng là đề tài được nói đến nhiều nhất khi trò chuyện với người dân nơi đây.Ông Đinh Công Băn một người già ở Xóm Giác xã Phú Vinh huyện Tân Lạc cho biết: “ Từ khi mới đẻ đất đẻ nước chiêng đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người mường. Cả một vòng đời của mỗi người dân đất mường đều gắn bó xuyên suốt với tiếng chiêng. chiêng đưa người ta đi đến các cuộc vui và sẻ chia nỗi đau khi có những chuyên buồn. Có thể nói chiêng là tiếng nói tâm hồn của người mường.”
Được biết ở Phú Vinh hiện giờ, trung binh mỗi gia đình có ít nhất từ một cho đến hai chiếc chiêng chỉ có một số lượng ít những gia đinh trẻ mới tách ra ở riêng là không có chiêng trong nhà. ễng Đinh Công Dựng chủ tịch UBND xã Phú Vinh huyện Tân Lạc cho biết thờm: “theo thống kê chưa đầy dủ thỡ hiện nay số lượng chiêng cổ trong xó cũn khoảng trờn 400 chiếc, chủ yếu là loại chiờng sần da cúc (loại chiờng cổ xưa nhất ở vùng đất mường Bi). Cũng nhờ còn lưu giữ lại được khối lượng chiêng lớn như vậy nên trong những năm vừa qua, trong các ngày hội lớn của tỉnh và của huyện Tân Lạc đặc biệt là trong ngày hội Khai Hạ Mường Bi cần phải huy động nhiều chiêng, xã Phú Vinh luôn là đại phương có khối lượng chiêng lớn nhất tham gia năm nào cũng từ 40 đến hơn 100 chiếc, góp phần tạo nên thành công cho những ngày lễ này và đồng thời cũng giúp quảng bá hình ảnh chiêng mường với bè bạn trong và ngoài nước.”
Nền văn hoá mường được cấu thành bởi hệ thống các thành tố vật thể và phi vật thể nhưng trong đó chiêng là thành tố rất quan trọng. Chiêng mường mang trong mình cả một giá trị to lớn về đời sống tinh thần của người mường. Nếu mất chiêng thì có thể nói rằng văn hoá mường sẽ mất đi môt nửa bản sắc. Vì vậy việc lưu giữ chiêng là một việc vô cùng quan trọng để duy trì sự tồn tại và phát triển của cả một nền văn hoá và điều này chính bà con người mường ở Phú Vinh một vùng đất cổ xưa nơi mường Bi nổi tiếng đã và đang làm được.