Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực được Đảng và Nhà nước xác định là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp nói riêng. Nguồn nhân lực qua đào tạo các cấp trình độ đã góp phần đáng kể và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động và giá trị, gia tăng, sức canh tranh của hàng hóa nông sản, xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Trước yêu cầu của đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Quán triệt và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới. Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp bền vững, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Đào tạo cho lao động nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của
mỗi địa phương, nhất là tiềm năng, lợi thế đất lâm nghiệp; tập trung vào nhu cầu
phát triển kinh tế nông thôn, ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP, dịch vụ và
du lịch ở nông thôn; quan tâm đào tạo các ngành, nghề phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và các ngành phụ trợ cho công nghệ thực phẩm, chế biến thực phẩm, logistic; chú trọng đào tạo lao động rút ra từ các khu công nghiệp quay về khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường của các bộ ngành đóng trên địa bàn đào tạo các ngành, nghề nông nghiệp, trong đó có việc tổ chức dạy văn hoá cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trung cấp nghề (hệ 9+) để các em học sinh, đặc biệt con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa không phải di chuyển trong quá trình học văn hóa và học nghề.
Quan tâm chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan chủ động khảo sát và đánh giá nhu cầu nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để có kế hoạch đào đào và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, đào tạo nhân lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức của ngành. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu, chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo cập nhật và đổi mới chương trình đào tạo, giáo trình, chuẩn đầu ra, tài liệu phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trong từng giai đoạn.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hợp tác xã; đẩy mạnh đào tạo các chức danh (đặc biệt là giám đốc) cho các hợp tác xã, nâng cao tỷ lệ đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp cho cán bộ quản lý hợp tác xã, đặc biệt là cán bộ nữ và dân tộc thiểu số; đẩy nhanh việc đào tạo để đáp ứng với việc tăng số lượng các hợp tác xã của tỉnh, trong đó quan tâm đảm bảo chất lượng đào tạo gắn với cấp chứng chỉ nghề.
Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia các chương trình, dự án, đề án của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, như: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chương trình khoa học công nghệ, các dự án do địa phương quản lý.