DetailController

Tin Nông nghiệp - Nông thôn

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền

25/07/2023 16:30
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương, sự quan tâm của các cấp các ngành, huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp (đầu tư theo hình thức BOT, xã hội hóa…) và sự tham gia đóng góp của Nhân dân trong đầu tư xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nhiều dự án, công trình quan trọng được đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, hạ tầng đô thị phát triển nhanh, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn từng bước được thu hẹp, đời sống Nhân dân được cải thiện.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hòa Bình luôn chú trọng thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, trong đó tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện, với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông nông thôn phát triển cả về số lượng và chất lượng, đến nay đã có 85/129 đạt 65,9% xã đạt tiêu chí số 2 về Giao thông thuộc Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai cấp xã, huyện, đảm bảo bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, toàn tỉnh đã có 129/129 đạt 100% xã đạt tiêu chí số 3 về Thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai. Đẩy mạnh cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan. Nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” được triển khai trên địa bàn 26 xã thuộc 5 huyện của tỉnh Hòa Bình: Đường dây trung áp: Xây dựng mới khoảng 35,665 km; Trạm biến áp: Xây dựng mới 45 trạm với tổng dung lượng khoảng 6.385kVA; Đường dây hạ áp: Xây dựng mới khoảng 76,582 km (trong đó: Xây dựng mới: 65,611 km; nâng cấp, cải tạo: 10,971 km); Công tơ: Lắp đặt mới khoảng 1.379 chiếc. Đến nay toàn tỉnh đã có 129/129 xã có hệ thống điện đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt… tại các địa phương, đạt 100% tiêu chí số 4 về Điện.

Xây dựng, hoàn chỉnh các công trình cấp xã, cấp huyện đảm bảo đạt chuẩn cơ sở vật chất cho các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay toàn tỉnh đã có 84/129 (đạt 65,1%) xã đạt chuẩn tiêu chí Trường học và 127/129 (đạt 98,5%) xã đạt chuẩn tiêu chí về Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao cấp xã, thôn, các trung tâm văn hóa - thể thao huyện; tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch nông thôn, đến nay toàn tỉnh đã có 85/129 (đạt 65,9%) xã đạt tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hoá. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chợ an toàn thực phẩm cấp xã; các chợ trung tâm, chợ đầu mối, trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện; trung tâm kỹ thuật nông nghiệp; hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, toàn tỉnh đã có 128/129 (đạt 99%) xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

Quan tâm đầu tư, xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện, đã có 104/129 (đạt 80,6%) xã đạt tiêu chí số 15 về Y tế.

Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, ưu tiên phát triển, nâng cấp các đài truyền thanh xã có cụm loa hoạt động đến thôn và tăng cường phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện; phát triển và duy trì các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, đến nay toàn tỉnh đã có 129/129 (đạt 100%) xã đạt tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông.

Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn theo quy định, toàn tỉnh đã có 86/129 (đạt 66,7%) xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm.

Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn được xây dựng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý chất thải tập trung quy mô liên huyện; đầu tư hạ tầng các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô tập trung (cấp huyện và liên huyện); cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và tại chỗ phù hợp; trong đó có phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn.

Sau 12 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Hòa Bình đã có những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân. Nhiều công trình, dự án đầu tư thuộc nhóm hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế được xây dựng, sớm đi vào khai thác, vận hành, cơ bản đảm bảo nhu cầu của cộng đồng dân cư. Đến nay, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 56,6%; bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã; toàn tỉnh có 21 xã nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60 Khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. Thành phố Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018, huyện Lương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, huyện Lạc Thủy đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí là 2 xã; số xã đạt từ 10-14 tiêu chí là 54 xã. Không có xã đạt dưới 10 tiêu chí trên địa bàn toàn tỉnh./.