DetailController

Tin Nông nghiệp - Nông thôn

Phát huy giá trị tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp

11/08/2022 00:00
Tỉnh Hòa Bình có 459.030 ha diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên đất đai dồi dào, độ màu mỡ cao, quỹ đất chưa sử dụng lớn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi là tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp sạch.
Tận dụng lợi thế tài nguyên đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp với lợi thế địa phương nhằm phát huy giá trị kinh tế trên đất trồng

Trong đó quỹ đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là 391.983 ha, chiếm tỷ trọng 85,4% tổng diện tích đất tự nhiên; đất sản xuất nông nghiệp là 92.632 ha, chiếm 20,18% tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp, thủy sản; diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người năm 2020 đạt 45,5m2/người, khá thấp so với một số tỉnh trong cùng khu vực. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là trên 62 nghìn ha, chiếm 67%; đất trồng cây lâu năm trên 30,4 nghìn ha.

Toàn tỉnh hiện có trên 296 nghìn ha đất lâm nghiệp (chiếm 64,67% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó có 142 nghìn ha đất rừng sản xuất và 113 nghìn ha đất rừng phòng hộ. Diện tích ao đầm và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1.867 ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên. Diện tích đất ở của dân cư là khoảng 14 nghìn ha, chỉ chiếm 3,11% trong cơ cấu đất sử dụng toàn tỉnh.

Diện tích đất chuyên dùng là trên 33,3 nghìn ha, chiếm 7,26% diện tích đất sử dụng. Diện tích đất chuyên dùng ngày càng tăng lên, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu phát triển các ngành kinh tế như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, các công trình văn hóa, xã hội.

Tính đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình còn khoảng trên 11 nghìn ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,4% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai của tỉnh cơ bản đã được đưa vào khai thác sử dụng, chỉ còn một phần đất bằng ven chân núi, ven sông, một phần đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.

Trong công tác quản lý đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc; còn xảy ra nhiều vụ khiếu kiện, tố cáo; việc rà soát, xử lý các vi phạm lĩnh vực đất đai còn chậm, chưa dứt điểm; sử dụng đất còn lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý đất đai còn yếu. Hiệu quả sử dụng đất đai chưa cao. Lĩnh vực trồng trọt cơ bản là sản xuất nhỏ, phân tán. Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn.

Thời gian tới, để phát huy giá trị tài nguyên đất, cần rà soát, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh thực hiện tích tụ ruộng đất để cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển các vùng thâm canh, chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; ưu tiên phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Rà soát diện tích đất và tình hình đất đã giao cho các chủ sử dụng, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Xử lý triệt để bất cập trong quản lý, sử dụng đất các các công ty nông, lâm nghiệp, nhất là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán trái pháp luật. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng ừng, có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích người dân tham gia trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý và hiệu quả. Điều ram đánh giá đầy đủ tiềm năng, trưc lượng tài nguyên khoáng sản. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản và quản lý môi trường, tiến tới đấu thầu quyền khai thác và một số hoạt động phụ trợ khai thác mỏ. Xử lý nghiêm việc khai thác tài nguyên không phép, trái phép./.