Cụ thể, công tác phát triển số lượng tham gia bảo hiểm. Ước đến hết 31/12/2021, tổng số người tham gia Bảo hiểm Xã hội là 95.689 người; tổng số người tham gia Bảo hiểm Y tế là 824.119 người, (đạt 95,19% dân số toàn tỉnh); tổng số người tham gia Bảo hiểm Thất nghiệp là 67.519 người. Công tác cấp số Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế giải quyết các chế độ chính sách cho các người tham gia được tiến hành kịp thời và đầy đủ. Trong năm, ngành đã thực hiện cấp 11.410 sổ Bảo hiểm Xã hội, 712.800 thẻ Bảo hiểm Y tế; thực hiện giải quyết các chế độ cho 43.929 lượt người và thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho 991.041 lượt người. Tổng thu 3 loại Bảo hiểm ước đạt 2.182,1 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Các giải pháp kiểm soát quỹ Bảo hiểm được tăng cường, tổng tiền chi 3 loại Bảo hiểm ước thực hiện trong năm là 2.027,4 tỷ đồng.
Năm 2022, ngành Bảo hiểm tiếp tục triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, với phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả”, ngành xác định tập trung, nỗ lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Phấn đấu tỷ lệ lao động tham gia Bảo hiểm Xã hội đạt 21,82% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thực tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện chiếm 4,72%; tốc độ gia tăng đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện đạt từ 30% - 50% so với năm 2021; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm Y tế đạt 95,69% và 100% các đơn vị, tổ chức thực hiện giao dịch triển nền tảng điện tử. Ngoài ra, ngành tiếp tục tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế và phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội, đảm bảo chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế trong nguồn dự toán được giao.
Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, Bảo hiểm Xã hội tỉnh tiếp tục phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế và nghĩa vụ của mỗi người dân trong thực hiện chính sách. Công tác truyền thông, tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng và thực hiện thường xuyên, liên tục. Đẩy mạnh công tác phát triển người tham giao Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế. Thường xuyên rà soát, quản lý, đôn đốc thu nợ. Nâng cao chất lượng công tác giám định Bảo hiểm Y tế, phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiêm Y tế để có các giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo việc chi trả các chế độ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Thất nghiệp; tiếp tục đổi mới phương thức phục vụ, chi trả các chế độ nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và thuận lợi cho người dân; đẩy mạnh hình thức chi trả qua thẻ ATM. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế tại các địa phương, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về Bảo hiểm tại các đơn vị sử dụng lao động. Đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, giảm những thủ tục không cần thiết nhằm hướng đến phục vụ các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế ngày càng tốt hơn./.