DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật khảo sát tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng sách trang bị cho xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

08/04/2015 00:00
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã tiến hành khảo sát tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng sách trang bị cho xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Đồng chí Đỗ Quang Dũng, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật làm Trưởng đoàn. Cùng tham gia đoàn cóđại diện Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Vụ Thư viện, Bộ Văn hoá - thể thao và Du lịch; Vụ Kế hoạch – Thư ký biên tập, Ban sách Nhà nước và Pháp luật.
Đoàn khảo sát Trung ương khảo sát và làm việc tại huyện Cao Phong- Hoà Bình

Đoàn đã khảo sát các nội dung về thực trạng tình hình tiếp nhận, quản lý, khai thác, sử dụng sách thuộc Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn ở tỉnh Hoà Bình; nhu cầu về các thể loại, nội dung, hình thức sách cần trang bị cho cán bộ xã, phường, thị trấn phù hợp đối tượng cụ thể ở cơ sở, kinh nghiệm và các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn sách trang bị cho cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tại buổi làm việc lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng sách, hiệu quả của Đề án tại các cơ sở xã, phường, thị trấn trên 210 xã, phường, thị trấn của tỉnh.

Thời gian qua, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ hướng dẫn triển khai thực hiện việc quản lý, sử dụng sách trong toàn tỉnh. Hàng năm hướng dẫn Thường trực và Ban Tuyên giáo các huyện uỷ, thành uỷ; thư viện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố; đảng uỷ các xã, phường, thị trấn tiếp nhận sách do Trung ương trang bị theo các đợt. Công tác kiểm tra theo dõi việc quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng sách do Trung ương trang bị luôn được Ban Tuyên giáo các cấp tiến hành thường xuyên.

Từ năm 2011 đến tháng 01/2015 các đơn vị trong danh mục được nhận sách trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã tiếp nhận sách do Trung ương trang bị 5 đợt. Năm 2011: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ 1 bộ, các xã, phường, thị trấn 2 bộ sách ; các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố 1 bộ ; các thư viện huyện, thành phố 1 bộ. Ban Tuyên giáo các huyện uỷ, thành ủy 1 bộ ; 69 đầu sách. Năm 2012 - 2013: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Ban Tuyên giáo các huyện uỷ, thành uỷ; thư viện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố; đảng uỷ các xã, phường, thị trấn tiếp nhận 3 đợt, sách do Trung ương trang bị, mỗi đơn vị 86 đầu sách; 01 đĩa CD ROM. Năm 2014 - 2015: Mỗi đơn vị tiếp nhận 4 đợt,  81 đầu sách 01 đĩa CD-ROM và 2 đĩa CD Audio. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Ban Tuyên giáo các huyện uỷ, thành uỷ; thư viện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố 01 bộ; đảng uỷ các xã, phường, thị trấn tiếp nhận mỗi đơn vị tiếp nhận 02 bộ.

Ban Tuyên giáo các huyện uỷ, thành ủy khi nhận được sách báo cáo thường trực cấp uỷ chỉ đạo cấp phát tới các xã, phường, thị trấn và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả theo Quyết định số 1622  QĐ/BTGTW, ngày 12/7/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng sách trang bị cho cơ sở xã, phường, thị trấn. Tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo các xã, phường, thị trấn chuẩn bị tốt các điều kiện để tiếp nhận nguồn sách của Trung ương, đăng ký và bảo quản sách theo quy định của Nhà nước về tài sản công, xây dựng kế hoạch bảo quản, khai thác, sử dụng sách có hiệu quả.

Có thể nói Đề án trang sách bị cho cơ sở xã, phường, thị trấn đã cung cấp những cuốn sách thiết yếu về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và công tác quản lý trên địa bàn cấp xã, góp phần nâng cao kiến thức, trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

Việc trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn có tác dụng rất, thiết thực, cung cấp thông tin chính thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân. Sách có thể bảo quản lâu dài có thể tra cứu nhiều lần nên rất phù hợp với điều kiện còn khó khăn, công nghệ thông tin chưa phát triển của các xã, thị trấn, đặc biệt là đối với các xã vùng cao, vùng xa của tỉnh.

Nguồn sách do Đề án trang bị có nội dung đảm bảo chính xác, khách quan, khoa học, cập nhật những thông tin mới nhất về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp, phổ biến nhiều kiến thức, kỹ năng thực hành nên rất bổ ích cho cơ sở.

Việc triển khai quản lý, sử dụng tốt nguồn sách góp phần rất lớn vào việc thực hiện chủ trương đưa thông tin về cơ sở và hướng về cơ sở của các cấp, các ngành; góp phần định hướng thông tin cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, đẩy lùi các hoạt động chống phá, xuyên tạc, thổi phồng các vấn đề bức xúc trong nhân dân, truyền đạo trái pháp luật, đập tan âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. 

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã kiến nghị và đề xuất với Đoàn khảo sát Trung ương nên có hướng dẫn cụ thể về biên chế, chế độ, chính sách cho những người làm công tác quản lý sách chuyên trách, kiêm nhiệm của xã, phường, thị trấn ; tiếp tục thực hiện việc trang bị sách cho các xã, phường, thị trấn theo Đề án, nghiên cứu phát sách cho các tổ dân phố, thôn, xóm bản để tại nhà văn hoá để nhân dân có điều kiện tìm đọc. Nghiên cứu trang bị sách có nội dung phù hợp với trình độ dân trí của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Đẩy mạnh trang bị các đầu sách có nội dung về kiến thức, trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến hành khảo sát thực tế tại Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, xã Dũng Phong, huyện Cao Phong; thành phố Hoà Bình.