Thông qua phong trào thi đua, tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thành tựu Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, gắn kết quả nghiên cứu với phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Các đơn vị, doanh nghiệp tùy theo từng nhóm đối tượng, đề ra nội dung thi đua, tổ chức thi đua từng phong trào cụ thể cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ triển khai hoạt động khoa học và công nghệ, cụ thể:
Thi đua nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai hoạt động khoa học và công nghệ.
Thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý, triển khai hoạt động khoa học và công nghệ trênđịa bàn tỉnh; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo động lực để phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
Thi đua nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, góp phần tích cực phục vụ phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thi đua nâng cao hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ (thông qua nâng cao tỷ trọng năng xuất các nhân tố tổng hợp –TFP), đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; thu hút các nguồn lực xã hội cho khoa học và công nghệ.
Thi đua trong việc đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đầu tư vào hạ tầng khoa học, công nghệ (hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí nghiệm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học, công nghệ và hạ tầng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ); đẩy mạnh các nhiệm vụ khoa học, công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước; chuyển giao công nghệ, xác lập cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa có giá trị, đem lại lợi ích kinh tế, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Tổ chức phong trào thi đua phải bám sát chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, phù hợp với các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của đơn vị với nội dung phong phú, thiết thực, nghiêm túc, có hiệu quả, không phô trương, hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo./.