Trong đó: Thị trấn Mai Châu thực hiện chuyển đổi 8,7ha; xã Cun Pheo 8,5 ha; Bao La 8,6 ha; Mai Hịch 17,5 ha; Chiềng Châu 10 ha; Nà Phòn 9,8 ha; Thành Sơn 6,8ha; Xăm Khòe 18 ha; Tòng Đậu 1,5 ha; Mai Hạ 38 ha.
UBND huyện Mai Châu yêu cầu việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thực hiện chuyển đổi nhưng không được làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa mà không phải đầu tư lớn. Cây trồng chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải phù hợp với hiện trạng giao thông, thủy lợi nội đồng của từng xã, hạn chế đầu tư lớn và gắn với xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện thành công mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023, huyện tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư duy của người dân về hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch, vùng và yêu cầu của thị trường tiêu thụ để tăng hiệu quả sản xuất; phương thức sản xuất hộ gia đình sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất. Từ thực tế những mô hình sản xuất hiệu quả sẽ thực hiện vận động, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện chủ trương việc chuyển đổi diện tích lúa nước không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đặc biệt phải chú trọng sử dụng các loại giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được các loại sâu, bệnh hại; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với từng xã, thị trấn cần xác định cơ cấu cây trồng, xây dựng quy trình phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chân đất, tập quán canh tác cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp trên địa bàn, đảm bảo chất lượng cây giống, phân bón và các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất. Duy trì, phát triển và chuẩn hóa các sản phẩm OCOP, xây dựng các nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản, hướng dẫn quy trình thiết lập, cấp, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, sản xuất phát triển vùng nguyên liệu nông sản bền vững phục vụ công nghệ chế biến và xuất khẩu. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá cho sản phẩm; tổ chức liên kết trong sản xuất, khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Triển khai hiệu quả các giải pháp về nguồn lực, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh; đồng thời lồng ghép sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh, huyện, nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ...để hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, các cá nhân, hộ gia đình tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành vùng sản xuất hàng hóa; đồng thời huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng./.