DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Kiểm tra công tác BHYT toàn dân tại huyện Kỳ Sơn

16/03/2016 00:00

Ngày 15/3, tại UBND xã Mông Hóa, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác thực hiện BHYT toàn dân của huyện Kỳ Sơn.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Cửu, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Năm 2015, công tác thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần ổn định an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tham gia BHXH giảm so với năm 2014. Tính đến hết 31/12/2015, tổng số người dân có thẻ BHYT trên địa bàn huyện là 20.777 người, chiếm 64,1% dân số toàn huyện, giảm 11.766 người, tương ứng giảm 37,9% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do số người dân thoát khỏi vùng kinh tế khó khăn theo quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ tương đối lớn (15.930 người) chiếm 48% dân số toàn huyện. Do đó, tỷ lệ bao phủ dân số có thẻ BHYT giảm từ 98% xuống còn 50%. Mặc dù năm 2015, đã 4.572 đối tượng tham gia BHYT, đưa tỷ lệ bao phủ người dân có thể bảo hiểm y tế từ 50% lên 64,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình của cả tỉnh khá nhiều.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân huyện Kỳ Sơn, nguyên nhân làm giảm tỷ lệ dân số tham gia BHYT còn do mức thu nhập bình quân của người dân thấp dẫn đến việc BHYT gia đình còn gặp nhiều khó khăn; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT chưa đảm bảo và thấp hơn các huyện khác; tỷ lệ bác sỹ tại các trạm y tế thấp (6 bác sĩ/vạn dân); đội ngũ làm công tác giám định BHYT của cơ quan BHXH còn ít, chưa bố trí được cán bộ thường trực tại trạm y tế xã để bảo vệ quyền lợi cho người có thẻ.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các xã đã phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ người dân tham gia BHYT của từng . Trong đó, đối với 03 xã có tỷ lệ tham gia BHYT thấp nhất là Phúc Tiến, Yên Quang và Hợp Thành, nguyên nhân được nhấn mạnh liên quan đến ý thức, tư duy của người dân chưa nắm được rõ quyền lợi khi tham gia BHYTBên cạnh đó, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh trả lời một số vướng mắc, khó khăn của các xã liên quan đến BHYT như: Thời hạn của thẻ BHYT, vấn đề khám chữa bệnh trái tuyến, phát hành thẻ BHYT theo chu kỳ 6 tháng nhằm làm giảm gánh nặng kinh tế cho các đối tượng tham gia, vấn đề chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT… Tại hội nghị, các đại biểu cũng đồng tình và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra, phấn đấu đến hết năm 2016, toàn huyện sẽ có 90% dân số có thẻ BHYT.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Cửu, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân của tỉnh đánh giá: Kỳ Sơn là một huyện có kinh tế thuộc tốp dẫn đầu của tỉnh, số xã, hộ gia đình thoát nghèo nhanh và nhiều. Do đó, Kỳ Sơn cần biến những điểm này thành thuận lợi để tiến tới mục tiêu hoàn thành BHYT toàn dân trong năm 2016. Trong đó, từ cấp lãnh đạo huyện cần nhận thức sâu sắc hơn vai trò và ý nghĩa của BHYT toàn dân; Huyện ủy Kỳ Sơn cần ban hành Nghị quyết về chăm sóc sức khỏe nhân dân; hàng năm cụ thể hóa nhiệm vụ, chỉ tiêu về BHYT toàn dân của Nghị quyết. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, cần xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 29/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền là công cụ hàng đầu góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân; cách tuyên truyền cần sáng tạo, linh hoạt, đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể từng địa phương. Đi đôi với những giải pháp trên, đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân tỉnh cũng yêu cầu địa phương và Sở Y tế cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý các trạm y tế, các bệnh viện tuyến huyện nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, nhằm nâng cao tỷ lệ dân số tham gia BHYT.