DetailController

Kinh tế

Kết quả thực hiện nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh

17/01/2024 16:30
Thời gian qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai các dự án, tiểu dự án nhằm tạo động lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vươn lên phát triển kinh tế. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022-2023 tổng kinh phí 8.620 triệu đồng, nguồn vốn ngân sách Trung ương 8.500 triệu đồng, ngân sách địa phương 80 triệu đồng, vốn Nhân dân đóng góp 40 triệu đồng. Năm 2022, thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp sửa chữa 05 công trình trên địa bàn các huyện Mai Châu 01 công trình, Tân Lạc 01 công trình, Lạc Sơn 01 công trình, Yên Thuỷ 01 công trình, Cao Phong 01 công trình. Năm 2023, thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp sửa chữa 06 công trình chợ tại các huyện Đà Bắc 01 công trình, Mai Châu 01 công trình, Yên Thuỷ 01 công trình. CaoPhong 01 công trình, Lạc Thuỷ 02công trình, thành phố Hoà Bình 01 công trình. Năm 202 tổng kinh phí dự kiến 7.700 triệu đồng, ngân sách đầu tư trực tiếp nguồn vốn Trung ương. Thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp sửa chữa 03 công trình chợ tại các huyện Đà Bắc 02 công trình, Lạc Thuỷ 01 công trình và thực hiện đầu tư xây dựng mới 01 công trình tại huyện Cao Phong. Năm 2025 tổng kinh phí dự kiến 1.600 triệu đồng, ngân sách đầu tư trực tiếp nguồn vốn Trung ương. Thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp sửa chữa 02 công trình chợ tại huyện Lạc Sơn 01 công trình và huyện Tân Lạc 01 công trình. Đối với các công trình thực hiện kế hoạch năm 2024 đang trong thời gian thẩm định danh mục công trìnhvà trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục để thực hiện bước chuẩn bị đầu tư; dự kiến đến đầu quý II/2024 các danh mục công trình thực hiện khởi công và đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, tỉnh thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miến núi với tổng kinh phí 56.720 triệu đồng. Thực hiện thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gồm 5 nội dung, tổng kinh phí 9.390 triệu đồng bao gồm triển khai thu hút đầu tư, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các hội chợ triểm lãm trong nước 520 triệu đồng; hỗ trợ, tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số 780 triệu đồng; tổ chức Hội chợ xuân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 630 triệu đồng; hỗ trợ kết nối, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2.280 triệu đồng; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi các đơn vị thực hiện huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, thành phố Hoà Bình, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, kinh phí 5.700 triệu đồng. Hỗ trợ chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, gồm 19 chuỗi, tổng kinh phí 47.330 triệu đồng trong đó liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá Lăng nuôi lồng 72 9 triệu đồng; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá Diêu Hồng nuôi lồng 617 triệu đồng; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Gà thả vườn 1.500 triệu đồng; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía ăn tươi 2.350 triệu đồng; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu 2.442 triệu đồng; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai lang tím 8.162 triệu đồng. Chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm gà ri bản địa 7.000 triệu đồng; chuỗi sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP 250 triệu đồng; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa thương phẩm 1.150 triệu đồng; chuỗi sản phẩm sản xuất Cam Cao Phong 3.000 triệu đồng; chuỗi sản phẩm được liệu khôi tía và kim tiền thảo 1.200 triệu đồng; chuỗi giá trị nuôi bò vàng sinh sản 2.250 triệu đồng; chuỗi liên kết chăn nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà 3.000 triệu đồng; chuỗi liên kết lợn đen bản địa gắn với bao tiêu sản phẩm 2.000 triệu đồng; chuỗi liên sản xuất và chế biến rau, củ, quả công nghệ cao 3.000 triệu đồng; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá nuôi lồng tại xã Suối Hoa 730 triệu đồng; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ  rau, củ, quả an toàn theo chuỗi giá trị tại xã Quyết Chiến 2.100 triệu đồng; chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiêu thụ ớt 2050 triệu đồng; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ Bách bộ theo tiêu chuẩn GACP –WHO 3.800 triệu đồng.

Năm 2024-2025, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện về việc phân bổ chi tiết kinh phí thường xuyên thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện nội dung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện rà soát lại đối với mạng lưới chợ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đầu tư, nâng cấp sửa chữa đảm bảo theo đúng quy định. Triển khai thực hiện thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tiến hành rà soát, hướng dẫn và xây dựng phương án phân bổ chi tiết thực hiện nội dung thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kế hoạch  năm  2024 –2025 đảm  bảo  theo  nội  dung tại Quyết  định  số 2071/QĐ-BCT ngày 06/10/2022 của Bộ Công Thương về phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I  từ năm 2021 đến năm 2025; văn bản số 142/BCT-TTTN ngày 08/01/2024 của Bộ Công thương về báo cáo năm 2023, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024-2025 và Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025./.