Trong 5 năm qua, Công an tỉnh đã tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy ban hành 02 văn bản; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 01 Nghị quyết; UBND tỉnh ban hành trên 20 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác PCCC và CNCH. Công an tỉnh tham mưu, phối hợp Chính quyền địa phương kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC và CNCH các cấp; tăng cường tuyên truyền về PCCC và CNCH tại các các khu dân cư tập trung, cơ sở giáo dục và các cơ sở khác có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ; tích cực tham mưu chính quyền địa phương các cấp xây dựng, duy trì hoạt động hiệu quả các mô hình tự quản tại khu dân cư để tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH theo phương châm bốn tại chỗ; đưa hoạt động PCCC và CNCH gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, là tiêu chí trong xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa; tích cực hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, củng cố, duy trì hoạt động các lực lượng PCCC và CNCH tại chỗ. Kết quả, đãã tổ chức tuyên truyền PCCC và CNCH tại 12 khu dân cư, 08 trường học với trên 10.000 người tham gia; phối hợp tổ chức trên 90 buổi tuyên truyền cho trên 2.500 lượt người tham gia; hướng dẫn 30 cơ quan, doanh nghiệp đăng ký điển hình tiên tiến trong công tác PCCC và CNCH; xây dựng 03 mô hình khu, cụm dân cư đảm bảo an toàn PCCC và CNCH…
Bên cạnh đó, từ tháng 4/2021 đến tháng 4/2022, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo Công an cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc đợt cao điểm do Bộ Công an phát động về tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh. Kết quả, đã xây dựng và phát trên sóng truyền hình 48 clip, phóng sự; phát 56.845 lượt tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại khu dân cư; hướng dẫn treo 2.021 panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu PCCC; phát 65.887 tờ rơi tại khu dân cư; đăng tải 1.804 tin, bài, clip tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC trên trang mạng xã hội; tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến người dân 846 buổi với 40.177 lượt người tham gia; tuyên truyền, vận động trên 2.000 hộ gia đình dỡ bỏ “chuồng cọp”, “lồng sắt”, tạo lối thoát nạn khẩn cấp; triển khai, hướng dẫn cài đặt, sử dụng app “Báo cháy 114” đến quần chúng nhân dân cư trên toàn tỉnh.
Trong 5 năm, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tiếp nhận 28 tin báo tai nạn, sự cố; trực tiếp phối hợp với các lực lượng PCCC tại chỗ và quần chúng Nhân dân tổ chức triển khai CNCH đối với 26 vụ, cụ thể: 01 vụ sự cố, tai nạn cháy; 01 vụ sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; 02 vụ sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá; 07 vụ sự cố, tai nạn giao thông; 15 vụ tai nạn đuối nước; 01 vụ sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong hầm. Các lực lượng PCCC và CNCH đã tổ chức hướng dẫn thoát nạn cho hàng chục người trong đám cháy; cứu được 23 người; tìm được 38 thi thể nạn nhân; cứu được nhiều tài sản giá trị của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân (Cơ sở vật chất và hệ thống kỹ thuật của 01 cửa hàng xăng dầu; 10.000 lít xăng dầu còn lại trong xe ô tô bị nạn; 01 xe ô tô ước tính thành tiền gần 01 tỷ đồng). Ngoài ra, công tác kiểm tra an toàn PCCC và CNCH tại các cơ sở được đẩy mạnh, đã kịp thời phát hiện và hướng dẫn, kiến nghị khắc phục những tồn tại, vi phạm quy định pháp luật về CNCH, qua đó hạn chế được số vụ và thiệt hại do tai nạn, sự cố xảy ra tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác PCCC và CNCH theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH đến quần chúng nhân dân, nhất là cán bộ, công nhân viên, người lao động đang làm việc, sinh sống tại các tòa nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại, khu dân cư tập chung, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tổ chức thống kê, theo dõi và phân tích nguyên nhân, tính chất đặc điểm các sự cố, tai nạn xảy ra trên lĩnh vực, địa bàn quản lý để chủ động, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém để có các giải pháp, biện pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục nhằm đảm bảo tổ chức triển khai có hiệu quả công tác CNCH. Tăng cường đầu tư, trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy và CNCH chuyên dùng như: Trang phục cách nhiệt, chống hóa chất; thiết bị phòng chống khói, khí độc; thiết bị dò tìm dưới nước, dò tìm trong đống đổ nát...phục vụ cho công tác chữa cháy và CNCH các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn đặc thù; Công an tỉnh tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và CNCH; làm tốt công tác tham mưu, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra công tác PCCC và CNCH đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tăng cường việc xử lý các vi phạm về PCCC và CNCH. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, rà soát, phá dỡ các bục, bệ, barie, trụ bê tông, mái che, mái vẩy của các hộ gia đình, hộ kinh doanh... gây cản trở hoạt động của các xe chữa cháy, xe CNCH; hạ ngầm các đường dây dẫn điện, cáp viễn thông đảm bảo chiều cao cho xe chữa cháy, xe CNCH và các xe chuyên dụng hoạt động,.../.