Chính sách đối với người có công trên toàn tỉnh ưu đãi thường xuyên cho 8.308 người có công và thân nhân liệt sỹ. Số đối tượng đã hưởng trợ cấp một lần là 28.127 người, có 17 đối tượng người hoạt động Cách mạng trước ngày 01/01/1945 và 37 đối tượng người hoạt động Cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám 1945, có 1.263 liệt sỹ, 37 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 01 Anh hùng LLVTND (truy tặng), 185 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh loại B, 393 thương bệnh binh, 15 người phục vụ thương binh nặng, bà Mẹ Việt Nam anh hùng, khoảng 284 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH2, 16 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Về cơ bản, các chính sách ưu đãi người có công đã được thực hiện tốt, bảo đảm kịp thời và đúng đối tượng.
Chế độ chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi và Luật người cao tuổi được chăm lo, thực hiện đầy đủ; đặc biệt chú trọng đến các đối tượng người cao tuổi nghèo, chính sách, vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn. Tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh từ đủ 60 tuổi trở lên là 87.214 người, chiếm 10,20% dân số. Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng, năm 2010 là 76.549 hội viên, đến năm 2015 là 88.319 hội viên. 210/210 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội người cao tuổi. Các phong trào đối với người cao tuổi luôn được chăm lo và thực hiện đầy đủ, kịp thời như: Nêu gương sáng trong việc rèn luyện sức khỏe; thi đua người cao tuổi tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; thi đua người cao tuổi than gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Từ việc thực hiện những chính sách trên, kết quả đạt được cụ thể: Trợ cấp xã hội 12.296 người; số người cao tuổi đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH là 12.502 người; số người cao tuổi khuyết tật đặc biệt nặng 1.510 người; tổng số NCT có thẻ BHYT là 69.899 người; số nhân viên y tế được đào tạo về lão khoa 506 người; số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm theo quy định tại Thông tư số 35/2001/TT-BYT là 69.682 người; số NCT được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe 12.568 người; số NCT được phổ biến kiến thức và tự chăm sóc sức khỏe 34.325 người; số NCT được chúc thọ, mừng thọ 10.313 người. Tổng quỹ chăm sóc và phát huy người cao tuổi hiện tại là 3,6 tỷ đồng. Hàng năm các cấp, các ngành phối hợp tặng quà vào dịp Tết nguyên đán, tổ chức thăm và trao tặng 13.356 xuất quà, trị giá 2.388.929.000đ cho người cao tuổi, thăm hỏi được trên 4.445 lượt người cao tuổi đau ốm; 10.564 người cao tuổi được chăm sóc tại nhà và đã hỗ trợ được 189.775.000đ cho người cao tuổi rủi ro, bị thiên tai, dịch bệnh; 52.335 lượt người cao tuổi được tư vấn, khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí, tổ chức khám mắt cho 6.862 lượt người cao tuổi, 3.559 người cao tuổi được mổ mắt thay thủy tinh thể; phối hợp với các ngành, đoàn thể, huy động các nguồn lực xóa được 5.317 nhà tạm cho người cao tuổi; xây mới được 22 nhà đại đoàn kết…
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Nhân sự công tác người cao tuổi làm việc chế độ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách, hạn chế về thời gian và kinh phí hoạt động còn eo hẹp, khó khăn. Một số các sở, ban, ngành, đoàn thể, hội thành viên công tác người cao tuổi chưa chủ động báo cáo kết quả thực hiện thuộc lĩnh vực phụ trách và báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và cuối năm. Công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi chưa thực sự trở thành phong trào toàn dân. Việc chỉ đạo, phổ biến tuyên truyền chủ trương, chính sách về người cao tuổi ở một số địa phương trong tỉnh còn hạn chế, công tác phối hợp với các tổ chức, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao; tổ chức Hội chưa đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở…
Sau khi thực hiện khảo sát, giám sát, đoàn đã ghi nhận, tổng hợp những ý kiến đề xuất, kiến nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi đến các cơ quan liên quan và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 12 theo quy định của pháp luật./.