DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010

11/10/2011 00:00
Trong những năm qua, được sự lãnh đạo thường xuyên của các cấp, các ngành, sự phối hợp của các dự án và đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong hệ thống CSSKSS, chất lượng chăm sóc SKSS tỉnh ta có nhiều chuyển biến rõ rệt, chiến lược CSSKSS giai đoạn 2001-2011 của tỉnh đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra

Trong quá trình triển khai công tác CSSKSS, việc thông tin giáo dục truyền thông luôn được coi trọng và lồng ghép xuyên suốt nhằm huy động nguồn lực, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội cũng như của người dân. Được bao phủ trên diện rộng từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn, đội ngũ cán bộ làm công tác CSSKSS đã triển khai nhiều chiến dịch truyền thông lồng ghép đến cơ sở. Nội dung truyền thông về CSSKSS bao gồm: KHHGĐ, làm mẹ an toàn, nhiễm khuẩn đường sinh sản, SKSS vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS, bình đẳng giới trong CSSKSS… với các hình thức tuyên truyền hết sức phong phú, đa dạng: tư vấn, nói chuyện nhóm, hội họp, thăm hộ gia đình, sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu văn nghệ, hội thi, qua phương tiện thông tin đại chúng… Nhờ vậy nhận thức của vị thành niên, thanh niên về CSSKSS được nâng lên; số lượng phụ nữ được tiếp cận với chương trình CSSKSS liên tục tăng qua các năm; tỷ lệ phụ nữ và nam giới chủ động tìm hiểu và lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp, các biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và HIV/AIDS được nâng lên rõ rệt…

Nhận thức về CSSKSS được cải thiện là yếu tố quan trọng giúp cho chất lượng CSSKSS giai đoạn 2001-2011 đạt và vượt các mục tiêu đề ra. Các chỉ số cơ bản về CSSK cho bà mẹ, trẻ em đạt được những kết quả phấn khởi: tỷ lệ tử vong mẹ giảm từ 34,8/100.000 trẻ đẻ ra sống (2001) giảm xuống còn 14/100.000; tử vong trẻ dưới 1 tuổi giảm từ 23,5% (2001) còn 16,8% (2010); tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 27,8% xuống còn 19,1%; tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2500gram từ 3,8% xuống còn 2,5%; tỷ lệ mắc tai biến sản khoa giảm từ 5,5% xuống còn 3,2%; tỷ lệ phụ nữ đẻ tại sơ sở y tế tăng từ 70% (2001) lên 99,4% (2010)...

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CSSKSS của tỉnh ta trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ 5 tuổi năm 2010 còn 22,7% (mục tiêu đề ra của chiến lược là 20%); tỷ lệ phá thai giảm nhưng  phá thai bất hợp pháp vẫn còn; tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản khá phổ biến; bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/HIVS có xu hướng tăng; tỷ lệ ung thư vú, ung thư cổ tử cung tăng; vị thành niên có thai ngoài ý muốn và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) có xu hướng tăng nhưng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng này còn hạn chế…

Để phấn đấu đạt được các mục tiêu của giai đoạn I của Chiến lược dân số và SKSS Việt Nam và của tỉnh giai đoạn 2011-2012; Kế hoạch quốc gia vì sự sống còn của trẻ em giai đoạn 2011-2015 và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Trong thời gian các giải pháp được tục tập trung triển khai thực hiện trên toàn tỉnh là: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của trung ương, của địa phương và của các dự án quốc tế dành cho CSSKSS; vận động sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành trong tỉnh; tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ y tế làm công tác CSSKSS; tiếp tục tăng cường tư vấn về phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh LTQĐTD, HIV/AIDA trong các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS; Đảm bảo và nâng cao chất lượng CSSKSS cho phụ nữ, trẻ em trong đó quan tâm chủ động phòng chống các bệnh phụ khoa, phát hiện sớm và điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư vú…