Ngày 11/7/2024, UBND tỉnh tổ chức họp giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư thực hiện chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và công tác tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp; tham dự cuộc họp có lãnh đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố.
Sau khi nghe lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh, báo cáo khó khăn vướng mắc trong thực hiện thủ tục pháp lý của một số dự án đầu tư; ý kiến tham gia của các sãnh đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kết luận như sau:
Về việc tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu, còn một số dự án chưa nộp tiền hoặc nộp một phần sau khi dự án được UBND tỉnh chấp thuận phương án trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền vào Qũy bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh. Các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, các chủ đầu tư là UBND các huyện, thành phố chưa hoàn thành trách nhiệm trong việc đôn đốc, triển khai thực hiện trồng rừng thay thế.
Về thực trạng một số dự án đầu tư sử dụng vốn trong và ngoài ngân sách kể từ khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực (từ ngày 01/01/2019), các chủ đầu tư đã thi công nhưng chưa hoàn thiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và trồng rừng thay thế theo quy định gây khó khăn trong công tác quản lý, do hiện trạng đã bị tác động hoàn toàn không có cơ sở để xác định diện tích có rừng phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế...
Đối với tổ chức trồng rừng thay thế, thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố rà soát diện tích đất trống thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, quy hoạch rừng phòng hộ, quy hoạch rừng sản xuất, để tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế; hỗ trợ trồng rừng sản xuất gỗ lớn cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (đảm bảo không trùng lặp với các chương trình, dự án khác do ngân sách nhà nước đã hỗ trợ), theo nguyên tắc không thấp hơn diện tích đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Căn cứ vào diện tích đã rà soát, chủ động xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế, đăng ký gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư và phân bổ kinh phí để thực hiện. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế của các dự án đầu tư có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác tại địa phương nhằm đảm bảo tỷ lệ độ che phủ rừng. Báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại địa phương để UBND tỉnh xem xét, kịp thời chỉ đạo giải quyết. Giao Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố đôn đốc 56 dự án đã có Nghị quyết của HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định. Hàng năm, tổng hợp số liệu rà soát đăng ký của UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư, phân bổ vốn trồng rừng thay thế cho các địa phương để tổ chức thực hiện. Chỉ đạo Lực lượng Chi cục Kiểm lâm cơ sở bám sát địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn và phòng chuyên môn tham mưu cho UBND huyện, thành phố tổ chức trồng rừng thay thế ở địa phương. Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất gỗ lớn trên địa bàn tỉnh. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện rà soát các dự án đầu tư đã có Nghị quyết của HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế thì yêu cầu Chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành việc nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành, địa phương đôn đốc các Chủ đầu tư dự án nộp tiền trồng rừng thay thế khi đã có Nghị quyết của HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án thì không phải thực hiện xin chủ trương chuyển chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, UBND tỉnh giao:
Những dự án đã tác động toàn bộ hoặc tác động một phần, không còn hiện trạng rừng, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, báo báo UBND tỉnh trước ngày 10/8/2024. Trên cơ sở hồ sơ phương án đền bù hỗ trợ tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở căn cứ lập hồ sơ trồng rừng thay thế theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đảm bảo điều kiện theo quy định. Yêu cầu UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát các Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư kể từ khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực (ngày 01/01/2019) đến nay có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đã triển khai thực hiện hoàn thành hoặc chưa hoàn thành (đã tác động làm thay đổi hiện trạng), nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế.
Đối với các dự án có sử dụng diện tích rừng tự nhiên chuyển sang mục đích khác, tổ chức thực hiện trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác sau khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp.
Đối với dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Lâm Sơn của Công ty Cổ phân ARCHI REENCO Hòa Bình tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Sau khi có kết quả xử phạt vi phạm hành chính, kết quả kiểm điểm, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Lương Sơn, chủ đầu tư xác định diện tích phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế trên cơ sở hồ sơ dự án và hướng dẫn Chủ đầu tư lập hồ sơ theo theo quy định. Hồ sơ đề nghị trồng rừng thay thế được thực hiện theo thủ tục hành chính thông thường.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn khẩn trương rà soát các dự án chưa thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng và nghĩa vụ trồng rừng thay thế tại địa./.