DetailController

Tin Nông nghiệp - Nông thôn

Hiệu quả từ Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình

30/10/2012 00:00
Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình qua một thời gian triển khai đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng thực hiện một số hoạt động của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã, đáp ứng nhu cầu của người dân. Đặc biệt, qua chương trình đã góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân ở các vùng khó khăn trên địa bàn.

Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình với mục tiêu là góp phần vào việc nhân rộng công tác lập kế hoạch có sự tham gia, phân cấp quản lý tài chính và cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ra toàn huyện và tỉnh nhằm giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Qua một thời gian triển khai, nhìn chung các bước xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dựa vào nhu cầu ở các huyện và xã được thực hiện theo đúng quy trình đã được ban hành. Toàn bộ 11 huyện với 210 xã, phường, thị trấn đã và đang áp dụng quy trình lập kế hoạch có sự tham gia để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013. Theo đánh giá, các hoạt động CDF được thực hiện ở 85/87 xã trong năm 2011 đã mang lại những kết quả khá ấn tượng với hơn 400 công trình cơ sở hạ tầng nhỏ phục vụ nông nghiệp đã được xây dựng có chất lượng và hiệu quả, đem lại lợi ích cho nhiều hộ hưởng lợi. Các hoạt động đã thu hút được sự quan tâm của người dân và huy động được sự đóng góp của họ. Trong 9 tháng đầu năm, các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công đã tập trung vào các hoạt động xác định nhu cầu lớp học FFS; tổ chức các lớp học FFS theo nhu cầu đã được xác định, củng cố các điểm dịch vụ thú y, các tổ BVTV cũ và thành lập các tổ BVTV mới.

Qua triển khai chương trình kế hoạch toàn diện về phát triển kinh tế, xã hội dựa vào nhu cầu ở các cấp huyện và xã được tiêu chuẩn hóa trên địa bàn tỉnh và bao trùm tất cả các hoạt động phát triển ở địa phương. Theo số liệu các xã báo cáo, trong quá trình triển khai 11 huyện, thành phố đã tổ chức hơn 1,8 nghìn cuộc họp thôn với sự tham gia của 138.533 hộ, trong đó có hơn 70 nghìn hộ có đại diện phụ nữ đã tham gia nhằm xác định nhu cầu của người dân. Qua đó hầu hết các xã đã cung cấp thông tin về các chương trình, dự án và nguồn vốn cho người dân trước khi lập kế hoạch. Cũng qua chương trình quỹ phát triển xã được sử dụng để triển khai kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội được quản lý tốt và phục vụ các nhóm đối tượng gặp khó khăn. Nhìn chung, các hoạt động CDF năm 2011 đã đạt được những kết quả ấn tượng, trong đó có 436 hoạt động được thực hiện với 97% là các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, cống, bai đập, mương, hồ chứa nước, đường nội thôn, tu sửa trường mầm non, tiểu học và nhà văn hóa. Tổng giá trị các hoạt động đầu tư CDF 2011 (không tính phần đóng góp của người hưởng lợi) đạt hơn 15 tỷ đồng, bằng 93% kế hoạch. Hỗ trợ từ quỹ chủ yếu dùng để mua xi măng, gạch, sắt, thép, đá và cát, dân đóng góp chủ yếu là công lao động; tổng số hộ hưởng lợi từ CDF 2011 là gần 40 nghìn hộ, trong đó hộ nghèo là hơn 14 nghìn, hộ cận nghèo hơn 7 nghìn.

Bên cạnh đó, qua chương trình quy trình về các lớp học hiện trường được tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và áp dụng rộng rãi như là một phương pháp khuyến nông trong toàn tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm, tổng số 1.779 lớp FFS đã được xác định dựa vào nhu cầu của người dân, trong đó có 783 lớp dự kiến sử dụng quỹ CDF. Đến cuối tháng 9, đã có 887 lớp FFS đã được tổ chức và hoàn thành với các chủ đề về chăn nuôi và phòng trừ bệnh và sâu hại trên ngô và lúa, tổng số hơn 10 nghìn nông dân đã tham gia. Qua các lớp học, nông dân tham gia cho rằng kiến thức được tập huấn cung cấp là cần thiết và thực tiễn để họ có thể áp dụng vào thực tiễn canh tác trên đồng ruộng. Ngoài ra, 130 điểm thú y cũng đã được kiện toàn, bổ sung thêm logo, biển hiệu giúp người dân nhận biết điểm dịch vụ dễ dàng hơn và hệ thống sổ sách, báo cáo nhằm kiểm soát hoạt động của các điểm và giúp cán bộ phụ trách điểm quản lý thuận tiện hơn…

Một trong những mục tiêu của dự án là đóng góp vào việc lồng ghép tính tham gia trong công tác lập kế hoạch địa phương, phân cấp quản lý tài chính và cải thiện dịch vụ công trong nông nghiệp trên quy mô toàn tỉnh nhằm giảm nghèo và cải thiện sinh kế trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện mục tiêu này, dự án cần nhiều nỗ lực để bảo đảm các yếu tố xã hội được lồng ghép trong các hoạt động dự án thông qua các phương pháp tiếp cận hướng tới người nghèo, đề cập đến vấn đề bất bình đẳng về giới và giữa các nhóm dân tộc. Do đó, các hoạt động của dự án thời gian qua đã hướng tới người nghèo, giúp người nghèo có cơ hội thay đổi cuộc sống. Đặc biệt là các hoạt động CDF (về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất đã trực tiếp hướng tới người hưởng lợi và được thiết kế để có tác động tích cực đến cải thiện kinh kế của người nghèo) và các lớp FFS đã đáp ứng các nhu cầu thực tế của người dân trong việc hỗ trợ sản xuất. Ngoài mục đích nâng cao năng lực cán bộ cấp xã về lập kế hoạch có sự tham gia và quản lý tài chính, giảm nghèo và cải thiện sinh kế vẫn là một mục tiêu của các hoạt động CDF. Trong khi các hoạt động CDF không hướng tới các xã nghèo nhất của tỉnh Hòa Bình nhưng cũng đã được định hướng tới sự tham gia của cộng đồng và bảo đảm rằng người nghèo và cận nghèo được hưởng lợi từ các hoạt động này về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông liên thôn, hệ thống kênh mương, tu sửa và xây dựng trường mầm non, tiểu học…Tổng số hộ hưởng lợi từ CDF năm 2011 là gần 40.