Ban VSTBPN tỉnh được thành lập ngày 18/11/1994 với 7 thành viên ban đầu, đến năm 2008 do yêu cầu của công tác UBND tỉnh ra quyết định bổ xung tăng tổng số thành viên lên 14 thành viên cơ quan thường trực được đặt tại Hội LHPN tỉnh, trải qua gần 20 năm hoạt động gặp không ít khó khăn, các thành viên đều công tác kiêm nhiệm. Ngày 14/6/2012 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 754/QĐ-UBND của về việc kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Hoà Bình (VSTBPN), cơ quan thường trực được đặt tại Sở Lao động TB&XH. Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng mà chỉ đạo trực tiếp là UBND tỉnh, UBQG Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cùng với sự nỗ lực của các thành viên Ban VSTBPN tỉnh, công tác VSTBPN tỉnh Hoà Bình bước đầu đã thu được một số kết quả đáng phấn khởi, góp phần thực hiện các mục tiêu KT - XH ở địa phương.
Công tác tuyên truyền giáo dục được Ban coi là nhiệm vụ tiên phong và tích cực đi vào chỉ đạo nhằm từng bước giới thiệu với các ngành, các cấp và nhân dân về chức năng nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của ban, giúp chuyển biến nhận thức về quan điểm giới, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược quốc gia VSTBPN Việt nam đến năm 2020. Bên cạnh đó, giáo dục nhận thức đúng dắn về vai trò và vị trí của phụ nữ, khẳng định sự tiến bộ của phụ nữ có một tầm quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Ban VSTBPN tỉnh đã xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, chỉ đạo các thành viên căn cứ chiến lược phát triển của UBQG xây dựng chương trình kế hoạch hành động VSTBPN tỉnh Hoà Bình gắn với mục tiêu biện pháp cụ thể, hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, đánh giá kết quả thực hiện theo các mục tiêu và có văn bản hướng dẫn cho các ban, cấp ngành, cơ sở hoạt động thuận lợi.
Các chương trình phối hợp hoạt động thực hiện có hiệu quả như: Cung cấp kiến thức KHKT, chăm sóc sức khoẻ, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, nước sạch VSMT…được các thành viên phối hợp thông qua hoạt động ký kết liên tịch, tập huấn, thành lập CLB, Hội thảo…
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, và gần đây Chính phủ đã ban hành quyết định số 2351/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, ngày 22/7/2011 Chính phủ đã ban hành Quyết định 1241/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015. Việc công bố Chiến lược một lần nữa thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta từng bước thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Ban VSTBPN đã xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011 – 2015.
Các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm qui hoạch, đào tạo cán bộ nữ, có qui định ưu tiên cho phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy tỷ lệ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử và các vị trí lãnh đạo ngày càng tăng. BTV Tỉnh Uỷ 1/15, Tỉnh uỷ viên 3/53, Trưởng các sở ban ngành đoàn thể cấp tỉnh là nữ 05đ/c, phó các sở ban ngành đoàn thể cấp tỉnh là nữ 27đ/c, Đại biểu Quốc hội 2/6, Đại biểu HĐND tỉnh 11/60.
Tỷ lệ cán bộ nữ được đào tạo bồi dưỡng tăng dần trong các năm. Hiện nay số cán bộ nữ CNVC đang theo hoc chiếm trên 40% tổng số lao động nữ.
Các hoạt động VSTBPN đã có chiều sâu hướng về cơ sở, công tác tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được các cấp tích cực triển khai với nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể tạo điều kiện cho chị em phụ nữ phát huy thể hiện năng lực của mình.
Để đạt tới sự bình đẳng giới, nhằm hướng tới những mục tiêu phát triển cần phải có những phương hướng, giải pháp đúng đắn cho vấn đề bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền có một chiến lược truyền thông sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức giới trong mọi tầng lớp nhân dân. Bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức giới trên phương tiện thông tin đại chúng; Đưa nội dung truyền thông giới vào các hội nghị, hội thảo, chương trình học tập của các trường học phổ thông, chuyên nghiệp; Tổ chức các khoá huấn luyện ngắn hạn, dài hạn các chuyên đề về giới. Thường xuyên tiến hành phân tích giới để theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu do tỉnh đề ra trong một số chiến lược và KHHĐ - như KHHĐ Vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng như tiến độ thực hiện Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các cấp Đảng, chính quyền cần quan tâm hơn đến vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Có các chế độ, chính sách riêng, tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ phát triển bình đẳng trong xã hội. Riêng đối với công tác cán bộ nữ; cần thường xuyên quy hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn; Có các chính sách ưu tiên quan tâm đến đặc điểm học tập của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ được học tập nâng cao trình độ.